Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Giết người trong trạng thái kích động mạnh bị xử lý như thế nào?

Giết người trong trạng thái kích động mạnh bị xử lý như thế nào?

15/02/2022


GIẾT NGƯỜI TRONG TRẠNG THÁI KÍCH ĐỘNG MẠNH
BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến tội giết người trong trạng thái kích động mạnh

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến tội giết người trong trạng thái kích động mạnh

  Do nhiều nguyên nhân khách quan mà dẫn đến hành vi không tự chủ của người phạm tội, vì thế mới có trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh. Như vậy, pháp luật quy định mức xử phạt như thế nào về tội danh này? Bài viết sau đây, Luật Thịnh Trí sẽ trình bày một số quy định pháp luật liên quan đến việc giết người trong trạng thái kích động mạnh.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Hành vi giết người trong trạng thái kích động mạnh là gì?

2. Cấu thành tội phạm của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

Chủ thể của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

Khách thể của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

Mặt khách quan của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

Hậu quả của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

Mặt chủ quan của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

3. Các căn cứ để xác định tội phạm giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

Người thực hiện tội này trong trạng thái bị kích động mạnh.

Nạn nhân của tội này đã có những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng đối với người thân của người phạm tội hoặc chính bản thân của người phạm tội.

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

4. Mức xử phạt đối với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

1. Hành vi giết người trong trạng thái kích động mạnh là gì?

  • Hành vi giết người trong trạng thái kích động mạnh là khi người gây án không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của bản thân như những lúc bình thường. Người phạm tội không còn khả năng kiềm chế bản thân và gây ra hành vi nguy hiểm cho xã hội, xuất phát của hành vi này là do tinh thần bị kích động mạnh.
  • Ví dụ cụ thể: Anh A đang làm cà phê ngoài rẫy, hàng xóm chạy đến báo tin: “Về ngay đi, con của anh đang bị thằng B đánh chết rồi”. Anh A chạy về thì thấy con mình đang nằm trên vũng máu. Mọi người có mặt cho biết chính B là người đã hành hung con anh, sau khi B gây án đã bỏ chạy. Anh A bực tức đi tìm B, khi nhìn thấy B, anh A đã dùng cuốc bổ vào đầu B, làm B chết tại chỗ. Đây là một hành vi thuộc trường hợp giết người trong trạng thái kích động mạnh.

2. Cấu thành tội phạm của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

Chủ thể của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

  • Chủ thể của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là bất kỳ người nào đạt độ tuổi chịu năng lực trách nhiệm hình sự, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
  • Căn cứ tại Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định người từ đủ 14 tuổi trở lên theo quy định pháp luật là người có năng lực trách nhiệm hình sự về tội rất nghiệm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.
  • Từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

Tham khảo thêm: Quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự tại Điều 12 BLHS.

Khách thể của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

  • Khách thể của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là quan hệ nhân thân, đó là quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng của con người.

Mặt khách quan của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

  • Mặt khách quan của tội này có hành vi tước đoạt mạng sống của người khác. Hành vi dùng mọi thủ đoạn làm cho người khác phải chấm dứt sự sống.
  • Hành động của tội danh này được thể hiện qua việc, người phạm tội đã cố tình thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật nhằm tước đoạt mạng sống của người khác.
  • Không hành động của tội danh này được thể hiện qua việc người phạm tội phải có nghĩa vụ cứu giúp người khác, nhưng không thực hiện nghĩa vụ đó nhằm để giết chết người đó.

Hậu quả của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

  • Hậu quả trực tiếp của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là làm người khác chết (nghĩa là chấm dứt sự sống của nạn nhân).
  • Tuy nhiên chỉ cần hành vi của người thực hiện việc phạm tội có mục đích là giết chết người khác, chấm dứt sự sống của người khác thì đã bị coi là cấu thành tội giết người, cho dù hậu quả chết người có xảy ra hoặc không xảy ra chết người.

Mặt chủ quan của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

  • Người phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là người thực hiện với lỗi cố ý.
  • Lỗi cố ý trực tiếp: Người phạm tội đã thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, tuy nhiên vẫn mong muốn hậu quả đó được xảy ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội của mình, nhằm để chấm dứt sự sống của người khác.
  • Lỗi cố ý gián tiếp: Người phạm tội đã nhận thức hành vi của mình có thể gây ra nguy hiểm tính mạng của người khác, đã thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, tuy nhiên để đạt được mục đích của mình, đã bỏ mặc hậu quả xảy ra.

3. Các căn cứ để xác định tội phạm giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

 Tư vấn mức xử phạt đối với tội giết người trong trạng thái kích động mạnh

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn mức xử phạt đối với tội giết người trong trạng thái kích động mạnh

Người thực hiện tội này trong trạng thái bị kích động mạnh

  • Như đã đề cập phía trên, trạng thái kích động mạnh là một trạng thái không thể tự chủ được bản thân mình, người phạm tội không thể kiềm chế được hành vi phạm tội của mình. Sau khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội có thể không mong muốn hậu quả chết người xảy ra.

Nạn nhân của tội này đã có những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng đối với người thân của người phạm tội hoặc chính bản thân của người phạm tội.

  • Đây là một dấu hiệu bắt buộc trong tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Đó là nạn nhân của tội này có những hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích của người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội.

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

  • Để được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì sự kích động của người phạm tội không thể bộc phát ngẫu nhiên. Sự bốc phát kích động này là do nạn nhân đã có hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại nghiêm trọng đến người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội.
  • Hay nói cách khác, phải có mối liên hệ giữa hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của người bị hại và sự kích động tinh thần của người phạm tội. Nếu người bị hại không có hành động vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì hành vi giết người của người phạm tội sẽ không cấu thành tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

4. Mức xử phạt đối với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

  • Căn cứ điều 125 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:
  • Người nào thực hiện hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái phạm luật nghiêm trọng của người bị hại đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm tội thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm tù.
  • Đối với trường hợp phạm tội từ hai người trở lên thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm tù.

Tham khảo thêm:
Định tội danh giữa tội Giết người và tội Cố ý gây thương tích.
Chế định miễn trách nhiệm hình sự.

Loại trừ trách nhiệm hình sự là gì?.

  • Bài viết trên đây, Luật Thịnh Trí đã đề cập đến tội giết người trong trạng thái kích động mạnh và mức xử phạt của tội này. Hy vọng bài viết này sẽ đem đến thông tin hữu ích cho quý khách hàng. Để được tư vấn cụ thể, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365