Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Di sản thừa kế dùng trong việc thờ cúng được quy định như thế nào?

Di sản thừa kế dùng trong việc thờ cúng được quy định như thế nào?

24/11/2021


DI SẢN THỪA KẾ DÙNG TRONG VIỆC THỜ CÚNG
ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

  Tài sản thừa kế được dùng trong thờ cúng được quy định như thế nào? Luật Thịnh Trí sẽ giải đáp thắc mắc cho quý khách hàng trong bài viết sau đây.

 Hình 1. Luật Thịnh Trí – Tư vấn di sản dùng trong việc thừa kế
Hình 1. Luật Thịnh Trí – Tư vấn di sản dùng trong việc thừa kế

  Người Việt Nam từ xưa đến nay luôn coi trọng việc thờ cúng tổ tiên, đây là một trách nhiệm hệ trọng mà con cháu phải noi theo, để thể hiện sự thành kính, biết ơn đối với những người đã đi trước. Nhà nước luôn luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người dân. Pháp luật cho phép người để lại di sản, lập di chúc thể hiện có nguyện vọng để lại cho con cháu phần di sản được xem là phần di sản thờ cúng.

  Bài viết dưới đây, Luật Thịnh Trí sẽ cô đọng một số vấn đề liên quan đến di sản thờ cúng, mang đến thông tin hữu ích cho quý khách hàng.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Di sản thờ cúng được chia theo các trường hợp nào?

2. Di sản dùng vào việc thờ cúng được sử dụng như thế nào?

3. Tài sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản, có được để lại di sản thờ cúng không?

4. Quyền sử dụng đất sẽ như thế nào khi tất cả các người thừa kế đều chết vào giao lại cho người quản lý.

5. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về di sản thờ cúng.

6. Luật Thịnh Trí - Tư vấn di sản thừa kế dùng vào việc thờ cúng.

1. Di sản thờ cúng được chia theo các trường hợp nào?

  • Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng.
  • Trường hợp, di chúc không chỉ định người thừa kế việc thờ cúng, thì những người thừa kế cùng thỏa thuận giao di sản thờ cúng cho một người thừa kế quản lý. Người quản lý di sản thờ cúng sẽ thực hiện việc thờ cúng, đám giỗ, lễ, tết. Việc thờ cúng này được thực hiện theo tập quán của từng địa phương. Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể về người thực hiện việc thờ cúng và người quản lý di sản được làm những gì trong di sản thờ cúng.
  • Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều chết thì phần phần di sản thờ cúng sẽ được đưa cho người quản lý di sản trong hàng thừa kế theo pháp luật.
  • Ngoài ra, nếu toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.

2. Di sản dùng vào việc thờ cúng được sử dụng như thế nào?

  • Thờ cúng là việc thực hiện một lễ nghi nhất định, thể hiện sự tôn kính ông bà, cha mẹ đã mất, thần thánh, tín ngưỡng riêng của mỗi gia đình.
  • Người lập di chúc có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng cho người quản lý di sản thờ cúng. Việc thờ cúng này được thực hiện theo tập quán của từng địa phương, pháp luật không quy định cụ thể về người thực hiện việc thờ cúng.

3. Tài sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản, có được để lại di sản thờ cúng không?

  • Căn cứ Khoản 1 điều 645 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “…Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đã chết thì phần di sản dùng vào việc thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.”
  • Quy định này nhằm bảo vệ người có quyền lợi trong mối quan hệ dân sự với người mất. Trường hợp di sản của người chết để lại không thể thanh toán hết các nghĩa vụ tài sản liên quan thì phải dùng di sản của người mất dùng trong việc thờ cúng thanh toán hết các nghĩa vụ đó. Như chúng ta đã biết, khi là con dân Việt Nam thì không thể không biết đến nếp sống văn hóa của người dân chúng ta là “uống nước, nhớ nguồn”, đây là nếp sống có từ lâu đời, thờ phụng tổ tiên là một cách thể hiện lòng tôn trọng đối với những người đã có công sinh thành và dưỡng dục. Vì vậy, nhà nước luôn tôn trọng quyết định để lại di sản thừa kế trong việc thờ cúng của nhân dân, tuy nhiên, việc để lại di sản thờ cúng đó phải đảm bảo được quyền lợi của những người liên quan. Nếu các nghĩa vụ thanh toán chưa được thanh toán hết, buộc phải lấy phần di sản thờ cúng đó để thanh toán nợ cho những người liên quan.

4. Quyền sử dụng đất sẽ như thế nào khi tất cả các người thừa kế đều chết vào giao lại cho người quản lý

  • Quyền sử dụng đất dùng cho việc thờ cúng có bị chấm dứt không, nếu chấm dứt thì khi nào quyền sử dụng đất này có thể giao dịch dân sự bình thường được. Đây vẫn là một câu hỏi khó khăn và phức tạp. Chúng ta cũng không thể để cho một tài sản có giá trị lớn như vậy mãi nằm bất động, không phát triển và gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của đất nước. Bộ Luật dân sự 2005 có quy định đến vấn đề này “trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
  • Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy quy định này khác bất cập và không giải quyết được các một tình huống trên thực tế. Trong trường hợp người quản lý di sản (có thể là đời thứ 3 trong dòng họ), chỉ có quyền quản lý quyền sử dụng đất dùng vào việc thờ cúng, trên thực tế họ không có quyền mang đất đó làm giao dịch dân sự và họ không phải là người thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản mà những người thừa kế theo di chúc đều đã chết, tất yếu quyền sử dụng đất dùng vào việc thờ cúng cũng không thuộc sở hữu của người đang quản lý, vậy quyền sử dụng đất đó thuộc về ai? Hiện nay pháp luật chưa quy định về phương hướng giải quyết trường hợp này. Quyền sử dụng đất đó thuộc về ai, thì cũng không thể xác định được.
  • Nếu có thắc mắc về dịch vụ tư vấn pháp luật về di sản thờ cúng, xin quý khách vui lòng liên hệ: 1800 63 65 để được các luật sư tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng Luật Thịnh Trí.

5. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về di sản thờ cúng

  • Cũng như những tài sản thừa kế khác, di sản thừa kế thờ cúng cũng xảy ra rất nhiều mâu thuẫn và tranh chấp trong rất nhiều gia đình, mà người mất không để lại di chúc chỉ định người thừa kế. Khi có xảy ra tranh chấp thì người có yêu cầu giải quyết tranh chấp phải nộp đơn lên Tòa án nhân dân (Theo khoản 5 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015). Di sản thờ cúng là sự việc phát sinh từ thừa kế nên thuộc các việc về thừa kế. Vậy nên, nếu có tranh chấp về di sản dùng vào việc thờ cúng xảy ra thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án là đương nhiên theo quy định của pháp luật.

6. Luật Thịnh Trí - Tư vấn di sản thừa kế dùng vào việc thờ cúng

 Hình 2. Công ty Luật TNHH THỊNH TRÍ
Hình 2. Công ty Luật TNHH THỊNH TRÍ

  • Với những kiến thức chuyên sâu về pháp luật, cùng những kinh nghiệm giải quyết các di sản thừa kế đã trải qua, Luật Thịnh Trí cam kết sẽ đề xuất hướng giải quyết phù hợp và thỏa đáng nhất, trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật. Ngoài tư vấn chia di sản thừa kế, Luật Thịnh Trí còn tư vấn giải quyết các tranh chấp thừa kế cho khách hàng, phân tích di chúc, soạn mẫu di chúc, giải thích các điều luật về di chúc để khách hàng hiểu rõ hơn về chế định này. Nếu hiểu rõ pháp luật về di chúc, khách hàng sẽ chủ động hơn trong việc để lại di sản cho con cháu hoặc chủ động trong việc nhận thừa kế thế nào là hợp pháp. Luật Thịnh Trí luôn đồng hành cùng quý khách hàng suốt đoạn đường mang tên “Pháp Lý”.

Tham khảo thêm:
Nguyên tắc bồi thường tổn thất tinh thần .
Những trường hợp không phải bồi thường thiệt hại.
Hành vi bán chui cổ phiếu là gì?.
Một số điều cần biết về bảo lãnh.

  • Nếu có thắc mắc về dịch vụ tư vấn pháp luật về di sản thờ cúng, xin quý khách vui lòng liên hệ: CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ - Hotline: 1800 63 65

       Xin cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng chúng tôi