Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Di chúc đã được công chứng có được sửa lại không?

Di chúc đã được công chứng có được sửa lại không?

18/03/2022


Do đó, nếu có yêu cầu thì người lập di chúc hoàn toàn có thể chọn công chứng hoặc chứng thực di chúc. Đồng nghĩa, di chúc có thể không cần công chứng nhưng vẫn có hiệu lực nếu đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 630 Bộ luật Dân sự gồm:

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

- Ý chí của người lập di chúc: Minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.

- Nội dung di chúc: Không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

- Hình thức di chúc: Không trái quy định của Luật…

Về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc, khoản 1 Điều 640 Bộ luật Dân sự khẳng định như sau:

“ Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào”.

Theo quy định này, có thể thấy, việc sửa đổi, bổ sung di chúc đã lập là quyền của người để lại di chúc và người này có thể thực hiện vào bất cứ lúc nào. Điều luật này cũng chỉ đề cập đến di chúc nói chung mà không nhấn mạnh là di chúc phải chưa được công chứng hoặc chứng thực.

Đây cũng là quy định được đề cập đến tại khoản 3 Điều 56 Luật Công chứng năm 2014:

“Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó.”

Do đó, di chúc dù đã được công chứng rồi thì vẫn hoàn toàn được sửa đổi, bổ sung vào bất cứ thời điểm nào mà người để lại di chúc muốn.

Căn cứ khoản 3 Điều 56 Luật Công chứng năm 2014, người có thẩm quyền xác nhận việc sửa đổi, bổ sung di chúc đã công chứng là bất kỳ Công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ di chúc.

Tuy nhiên, khi công chứng di chúc, thường nhiều người đều yêu cầu Văn phòng/Phòng công chứng lưu giữ bản chính di chúc nên khi sửa đổi, bổ sung nội dung di chúc thì người lập di chúc phải thông báo cho Phòng/Văn phòng công chứng đang lưu giữ di chúc biết về việc sửa đổi, bổ sung này.

Căn cứ khoản 3 Điều 51 Luật Công chứng, thủ tục sửa đổi, bổ sung di chúc cũng thực chiện tương tự như thủ tục công chứng di chúc. Do đó, nếu người để lại di sản muốn sửa đổi, bổ sung di chúc thì cần thực hiện theo thủ tục sau đây:

Hồ sơ cần chuẩn bị

- Phiếu yêu cầu công chứng.

- Giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn thời hạn, sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn...

- Di chúc (bản chính) ...