Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Đăng ký bảo hộ thương hiệu có thực sự cần thiết? Các bước đăng ký bảo hộ thương hiệu như thế nào?

Đăng ký bảo hộ thương hiệu có thực sự cần thiết? Các bước đăng ký bảo hộ thương hiệu như thế nào?

17/11/2021


ĐĂNG KÝ BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU CÓ THỰC SỰ CẦN THIẾT?

CÁC BƯỚC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU NHƯ THẾ NÀO?

Bảo hộ thương hiệu là bảo vệ tài sản vô hình của một doanh nghiệp.Vậy đăng ký bảo hộ thương hiệu được tiến hành theo trình tự như thế nào?

Hình 1 Đăng ký bảo hộ thương hiệu - LUẬT THỊNH TRÍ
Hình 1 -  Đăng ký bảo hộ thương hiệu - LUẬT THỊNH TRÍ

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

Đăng ký bảo hộ thương hiệu là gì?

Lợi ích của doanh nghiệp khi đăng ký bảo hộ thương hiệu?

Các bước đăng ký bảo hộ thương hiệu như thế nào?

Đăng ký bảo hộ thương hiệu ở đâu?

Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu bao gồm những gì?

Thời gian bảo hộ thương hiệu bao lâu?

Dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu được cung cấp bởi Hệ thống Luật Thịnh Trí

Đăng ký bảo hộ thương hiệu là gì?

  • Thương hiệu là tài sản vô hình của một doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp đó.Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu là điều cần thiết để bảo vệ tài sản hợp pháp của doanh nghiệp cũng như bảo vệ giá trị của thương hiệu.Đăng ký bảo hộ thương hiệu là thủ tục mà các cá nhân, tổ chức cần thực hiện nhằm hợp pháp hóa quyền sở hữu thương hiệu. Sau khi hoàn tất đăng ký bảo hộ, khách hàng có thể công khai về quyền sở hữu thương hiệu trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng.
  • Sau khi được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận, chủ sở hữu thương hiệu được toàn quyền sử dụng thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Mọi hành vi sử dụng thương hiệu khi chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu đều được coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Lợi ích của doanh nghiệp khi đăng ký bảo hộ thương hiệu?

  1. Quyền sở hữu hợp pháp đối với Thương hiệu

  Sau khi đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu của khách hàng sẽ được pháp luật bảo vệ. Không một cá nhân, tổ chức nào có quyền sử dụng thương hiệu hoặc tương tự thương hiệu đó trong cùng lĩnh vực.

  1. Bảo vệ thương hiệu khỏi các hành vi xâm phạm

  Sau khi hoàn tất các thủ tục đăng ký, thương hiệu quý khách hàng sẽ được pháp luật bảo hộ trước bất kỳ hành vi xâm phạm của các cá nhân, tổ chức khác.

  Khi thương hiệu đã đăng ký bảo hộ, mà các cá nhân, tổ chức khác sử dụng thương hiệu khi chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu thì chủ sở hữu có quyền nhờ cơ quan chức năng tiến hành xử lý vi phạm. Đồng thời yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đối với các cá nhân, tổ chức xâm phạm quyền sở hữu của mình tại cơ quan Toà án.

  1. Gia tăng niềm tin và độ nhận diện thương hiệu với khách hàng

  Khi thương hiệu được đăng ký bảo hộ và công bố, bộ phận lớn khách hàng sẽ được tiếp cận với thương hiệu của doanh nghiệp. Qua đó khách hàng có thể nhận diện và phân biệt thương hiệu của quý khách với các thương hiệu của cá nhân, tổ chức khác.

  1. Khai thác lợi ích thương mại từ thương hiệu

  Sau khi đăng ký thương hiệu, quý khách có thể khai được lợi ích thương mại từ thương hiệu của mình như: sử dụng thương hiệu gắn liền với sản phẩm, dịch vụ của mình; chuyển giao quyền sử dụng, quyền sở hữu thương hiệu... Mọi cá nhân, tổ chức chỉ được quyền sử dụng thương hiệu đó khi có sự cho phép của chủ sở hữu.

Các bước đăng ký bảo hộ thương hiệu như thế nào?

Hình 2 Quy trình thẩm định bảo hộ thương hiệu
Hình 2 - Quy trình thẩm định bảo hộ thương hiệu

  Các bước tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ được Luật Thịnh Trí hướng dẫn chi tiết dưới đây để khách hàng tham khảo. Về cơ bản, sau khi chủ sở hữu nộp đơn đăng ký đã được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ, đơn đăng ký sẽ qua các bước sau đây:

  • Bước 1: Thiết kế hoặc lựa chọn mẫu đăng ký bảo hộ thương hiệu

Sau khi khách hàng trình bày ý tưởng thương hiệu muốn thiết kế, dựa vào ý tưởng của khách hàng, bộ phận thiết kế sẽ đưa ra thiết kế mẫu thương hiệu phù hợp để khách hàng tham khảo, lựa chọn.

  • Bước 2: Tra cứu thương hiệu

Chủ sở hữu sẽ phải tra cứu thương hiệu trước khi quyết định nộp đơn đăng ký, nhằm mục đích xem thương hiệu đã có trên thị trường hay chưa hoặc có tương tự với các thương hiệu của doanh nghiệp khác không.

  • Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ để đăng ký bảo hộ thương hiệu

Sau khi kết quả tra cứu ở bước 2 cho thấy thương hiệu có thể đăng ký, chủ sở hữu cần phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu để nộp cho cơ quan đăng ký.

  • Bước 4: Nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu cho cơ quan có thẩm quyền

Đơn đăng ký sẽ có các giai đoạn thẩm định sau:

  • Thẩm định hình thức đơn:
  • Trong vòng 01 tháng kể từ ngày nộp đơn,  Cục Sở hữu trí tuệ sẽ kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó sẽ đưa ra kết luận đơn có hợp lệ hay không.
  • Sau khi trải qua giai đoạn thẩm định hình thức đơn đăng ký, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận hoặc từ chối chấp nhận đơn:
    • Trường hợp đơn hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo chấp nhận đơn đăng ký.
    • Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn và yêu cầu chủ sở hữu phải sửa đổi hoặc bổ sung thông tin đơn đăng ký.
  • Đơn đăng ký được công bố trên công báo số ra hàng tháng
  • Thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn. Đơn đăng ký được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Quý khách hàng có thể trực tiếp tham khảo việc công bố đơn đã được đăng ký qua website của Cục SHTT là NOIP.GOV.VN.
  • Thẩm định nội dung đơn:
  • Trong vòng từ 9 đến 12 tháng kể từ ngày đơn đăng ký bảo hộ được công bố. Đánh giá khả năng được bảo hộ thương hiệu của đối tượng nêu trong đơn tuân thủ theo các điều kiện bảo hộ, từ đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
  • Sau khi hoàn thành giai đoạn thẩm định nội dung đơn đăng ký, Cục sẽ ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ:
    • Trường hợp đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo hộ, Cục sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
    • Trường hợp đối tượng nêu trong đơn đáp ứng đầy đủ yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí theo đúng quy định, thì Cục sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ. Tiến hành ghi vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.
  • Bước 5: Nộp phí theo quy định của pháp luật về cấp văn bằng bảo hộ đăng ký thương hiệu
    • Sau khi nhận thông báo cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu, thì chủ sở hữu phải nộp phí cấp văn bằng bảo hộ thương.
    • Tuy nhiên, do thời gian thẩm định kéo dài nên nhiều khách hàng còn ngần ngại đăng ký bảo hộ cho thương hiệu. Nếu quý khách hàng ngại phải đăng ký và theo dõi đơn đăng ký trong thời gian dài, quý khách có thể tham khảo dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu của Luật Thịnh Trí.

Đăng ký bảo hộ thương hiệu ở đâu?

  • Đăng ký bảo hộ thương hiệu được tiến hành tại cơ quan quản lý thương hiệu. Đối với các cá nhân, tổ chức có quốc tịch Việt Nam có thể nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
  • Đối với các cá nhân, tổ chức nước ngoài bắt buộc phải ủy quyền cho công ty đại diện sở hữu trí tuệ nộp đơn đăng ký (Luật Thịnh Trí là Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ). Mục đích của quy định này là các cá nhân, tổ chức nước ngoài chưa có kiến thức chuyên sâu về pháp luật  hoặc về ngôn ngữ Việt Nam. Vậy nên, việc sử dụng tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ là cần thiết.
  • Thương hiệu sẽ phát sinh quyền tính từ thời điểm chủ sở hữu nộp đơn đăng ký. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, ai nộp đơn trước sẽ được ưu tiên trước. Do đó, ngay sau khi hoàn thành thương hiệu và trước thời điểm đưa thương hiệu sản phẩm ra thị trường, quý khách hàng nên tiến hành đăng ký bảo hộ càng sớm càng tốt để có sự ưu tiên nhất.
  • Sau khi đơn đăng ký được nộp, khách hàng có thể sử dụng tạm thời thương hiệu cho sản phẩm của mình, chủ sở hữu có toàn bộ quyền đối với thương hiệu mình sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu bao gồm những gì?

  • Hồ sơ để thực hiện việc đăng ký thương hiệu bao gồm những tài liệu sau:
  • Bản sao công chứng Giấy Chứng minh nhân dân; thẻ căn cước; hộ chiếu của chủ sở hữu (trường hợp chủ sở hữu là cá nhân).
  • Bản công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp chủ sở hữu đăng ký là công ty).
  • Mẫu thương hiệu cần đăng ký.
  • Danh mục các sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu.

Ví dụ: Thương hiệu MAZDA được gắn lên sản phẩm xe tô tô ( xe ô tô nằm trong danh mục sản phẩm) hoặc chữ “BÁCH HÓA XANH” được đăng ký cho siêu thị (siêu thị là dịch vụ mua bán hàng hóa nằm trong danh mục dịch vụ)

  • Giấy uỷ quyền cho bên Tổ chức đại diện nộp đơn đăng ký (Áp dụng cho khách hàng ủy quyền cho Tổ chức Đại diện nộp đơn đăng ký).

 (Quý khách hàng có thể liên hệ với Luật Thịnh Trí để được tư vấn về tổ chức đại diện nộp đơn đăng ký).

  • Hồ sơ đăng ký còn có những tài liệu liên quan khác phụ thuộc vào từng đơn đăng ký cụ thể. Mọi vấn đề chuẩn bị hồ sơ tài liệu của quý khách hàng sẽ được Luật sư của Luật Thịnh Trí tư vấn tận tình và chu đáo.

Thời gian bảo hộ thương hiệu bao lâu?

  • Thời gian bảo hộ thương hiệu 10 năm tính từ ngày nộp đơn theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Tuy nhiên, quý khách hàng có quyền gia hạn nhiều lần thương hiệu sau khi hết hạn 10 năm theo quy định của pháp luật.
  • Gia hạn bảo hộ thương hiệu được thực hiện trong khoảng 6 tháng trước khi thương hiệu hết hạn hoặc sau 6 tháng tính từ thời điểm hết hạn (trong trường hợp này khách hàng phải chi trả 1 khoản phí cho việc gia hạn muộn). Vậy nên, để tránh những rủi ro như quên không gia hạn dẫn đến việc thương hiệu hết hiệu lực hoặc phải nộp phí gia hạn muộn, quý khách hàng nên chú ý đến thời gian gia hạn thương hiệu.

Tham khảo thêm:
Thủ tục đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích.
Thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm.
 Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm máy móc.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu thời trang.

Dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu được cung cấp bởi Hệ thống Luật Thịnh Trí

Hình 3 LUẬT THỊNH TRÍ - TƯ VẤN HỒ SƠ MIỄN PHÍ

Hình 3 - LUẬT THỊNH TRÍ - TƯ VẤN HỒ SƠ MIỄN PHÍ

  • Công ty Luật TNHH Thịnh Trí chúng tôi có đầy đủ tư cách pháp lý, năng lực và kinh nghiệm để tư vấn làm đại diện khách hàng trong và ngoài nước trong các thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu. Chúng tôi sẽ đảm bảo những lợi ích sau cho khách hàng:
  • Luật sư uy tín của công ty sẽ tư vấn về toàn bộ quy trình đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, logo.
  • Được hỗ trợ, tư vấn trong quá trình thiết kế thương hiệu, tra cứu sự trùng lặp thương hiệu trước khi nộp đơn.
  • Tư vấn trong việc phân nhóm danh mục sản phẩm, dịch vụ sao cho vừa tiết kiệm và vừa tối đa quyền cho doanh nghiệp.
  • Tra cứu, soạn tờ khai và nộp đơn đăng ký trên cơ sở Giấy ủy quyền, khách hàng không cần mất thời gian ký bất kỳ giấy tờ nào nêu trên.
  • Theo dõi đơn đăng ký, phản hồi email và gửi trực tiếp các quyết định, thông báo của cục Sở hữu trí tuệ tới khách hàng
  • Sau khi nhận được giấy chứng nhận Đăng ký sẽ chuyển cho khách hàng tham khảo, lưu giữ.
  • Tư vấn và hỗ trợ miễn phí các vấn đề khác sau khi hoàn thành công việc.
  • Trên đây là nội dung các bước đăng ký Bảo hộ Thương hiệu của Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.