Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở đâu?

Công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở đâu?

13/07/2022


CÔNG CHỨNG CHUYỂN NHƯỢNG
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở ĐÂU?

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Mua bán đất, nhà ở phải công chứng hoặc chứng thực.

2. Công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất ở đâu?

3. Trình tự, thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất.

4. Phí công chứng của hợp đồng, giao dịch.

5. Ai là người chịu phí công chứng?

Công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở đâu?

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở đâu?

  • Để có thể sang tên sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất) thì việc đầu tiên các bên phải làm đó là công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên, công chứng tại đâu? Việc công chứng cần những tài liệu gì? Hãy cùng Luật Thịnh Trí tìm hiểu trong bài viết sau đây.

1. Mua bán đất, nhà ở phải công chứng hoặc chứng thực:

  • Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này”.
  • Do đó, khi cá nhân hoặc hộ gia đình chuyển nhượng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tặng cho đất, nhà với nhau thì phải tiến hành công chứng hoặc chứng thực theo quy định pháp luật.

2. Công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất ở đâu?

  • Căn cứ điều 42 Luật Công chứng năm 2014 quy định về phạm vi công chứng, cụ thể:

 “Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản”.

  • Qua đó, khi tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì các bên đến tại phòng công chứng nhà nước hoặc văn phòng công chứng tư nhân có trụ sở trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà đất để tiến hành việc công chứng hợp đồng chuyển nhượng.

3. Trình tự, thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất:

 Trình tự, thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Trình tự, thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất.

  • Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu công chứng hợp đồng chuyển nhượng của các bên
  • Các bên chuyển nhượng nhà, đất; tặng cho đất, nhà phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự nếu không đủ năng lực hành vi dân sự thì công chứng viên có quyền từ chối yêu cầu công chứng.
  • Sau khi tiếp nhận yêu cầu công chứng thì công chứng viên có nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ:
  • Nếu hồ sơ đã đầy đủ tài liệu, đúng pháp luật thì tiến hành thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
  • Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì công chứng viên sẽ yêu cầu bổ sung theo quy định pháp luật.
  • Bước 2: Thực hiện việc công chứng hợp đồng chuyển nhượng
  • Trường hợp 1: Các bên đã soạn trước hợp đồng chuyển nhượng
  • Trong trường hợp này công chứng việc phải tiến hành kiểm tra dự thảo hợp đồng chuyển nhượng:
  • Nếu hợp đồng đã đáp ứng được các yêu cầu pháp luật thì chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
  • Nếu hợp đồng không đúng hoặc hợp đồng vi phạm thì công chứng viên sẽ yêu cầu sửa, nếu các bên không sửa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.
  • Trường hợp 2: Các bên không soạn trước hợp đồng chuyển nhượng
  • Các bên có quyền yêu cầu tổ chức công chứng soạn thảo hợp đồng dựa trên sự thỏa thuận của các bên.
  • Người có yêu cầu công chứng sẽ đọc lại toàn bộ hợp đồng chuyển nhượng để kiểm tra và xác nhận vào hợp đồng chuyển nhượng.
  • Người có yêu cầu công chứng ký vào từng trang của hợp đồng chuyển nhượng, phải ký trước mặt của công chứng viên.
  • Công chứng viên sẽ yêu cầu các bên xuất trình bản chính của các giấy tờ có trong hồ sơ để tiến hành đối chiếu.
  • Ghi lời chứng, thực hiện việc ký và đóng dấu.
  • Thời hạn công chứng: Việc công chứng không quá 02 ngày làm việc, đối với hợp đồng, giao dịch có tính chất, nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn, tuy nhiên không được vượt quá 10 ngày làm việc.

4. Phí công chứng của hợp đồng, giao dịch:

  • Căn cứ để tính phí công chứng
  • Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định mức thu phí công chứng trong hợp đồng, giao dịch được xác định theo giá trị của hợp đồng, giao dịch hoặc giá trị của tài sản, cụ thể như sau:
    • Nếu chỉ có đất thì phí sẽ được tính trên giá trị quyền sử dụng đất.
    • Nếu hợp đồng có đất và tài sản gắn liền với đất như công trình xây dựng, nhà ở thì phí công chứng sẽ được tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị của nhà ở, công trình xây dựng.
  • Mức thu phí công chứng

  • Lưu ý:
  • Trong trường hợp giá đất, giá của tài sản do các bên tự thỏa thuận thấp hơn mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định áp dụng tại thời điểm các bên có yêu cầu công chứng thì giá trị tính phí công chứng sẽ được tính như sau:
  • Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản được tính phí công chứng = Diện tích đất, số lượng tài sản được ghi trong hợp đồng [x] Giá đất, giá tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng tại thời điểm các bên có yêu cầu công chứng.
  • Phí công chứng tại văn phòng công chứng là phí đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT).

5. Ai là người chịu phí công chứng?

  • Căn cứ khoản 1 Điều 66 Luật Công chứng năm 2014 quy định:

 “Người yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng”

  • Do đó, người nộp phí công chứng là người có yêu cầu công chứng. Tuy nhiên, các bên có thể thỏa thuận về người sẽ chịu phí, thù lao công chứng.
  • Hy vọng bài viết này Luật Thịnh Trí sẽ đem đến thông tin hữu ích cho quý khách hàng.

Tham khảo thêm:
Các trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất không công chứng vẫn được cấp sổ đỏ.
Những vấn đề liên quan khi xin cấp giấy chứng nhận chủ “quyền nhà đất”.
Có được hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã công chứng?

Giải quyết tranh chấp đất đai chưa có sổ đỏ như thế nào?

  • Để tìm hiểu thêm về vấn đề công chứng hợp đồng chuyển nhượng, vui lòng liên hệ đến tổng đài của chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotlỉne: 1800 6365