Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Có nên thành lập doanh nghiệp tư nhân?

Có nên thành lập doanh nghiệp tư nhân?

06/12/2021


CÓ NÊN THÀNH LẬP
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN?

Luật Thịnh Trí - Tư vấn thành lập doanh nghiệp tư nhân
Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn thành lập doanh nghiệp tư nhân

Loại hình doanh nghiệp tư nhân đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam, hiện có rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn loại hình này. Vậy doanh nghiệp có ưu điểm gì thu hút nhiều nhà đầu tư như thế? Bài viết sau đây, Luật Thịnh Trí chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin hữu ích, giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về loại hình kinh doanh này.

TÓM TẮT NÔI DUNG CHÍNH

1. Doanh nghiệp tư nhân là gì?

2. Đặc điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân.

3. Ưu điểm và nhược điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân.

4. Nên thành lập công ty TNHH một thành viên hay doanh nghiệp tư nhân?

1. Doanh nghiệp tư nhân là gì?

  • Doanh nghiệp tư nhân được hiểu là loại hình do một cá nhân làm chủ, tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản dân sự của mình về mọi hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp.

2. Đặc điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân

  • Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ
  • Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ, không có sự vốn góp của bất kỳ một cá nhân, hay tổ chức nào như các loại hình nhiều chủ sở hữu. Nguồn vốn đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân chủ yếu xuất phát từ tài sản của một chủ sở hữu đứng tên thành lập doanh nghiệp đó.
  • Thứ hai, về quyền sở hữu vốn của doanh nghiệp tư nhân
  • Nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân là do vốn dân sự của một chủ sở hữu. Vậy nên, nguồn vốn đó sẽ không bị giới hạn, nghĩa là không có bất kì giới hạn nào giữa phần vốn và tài sản đưa vào kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân. Cũng vì vậy, không có sự tách bạch giữa tài sản của doanh nghiệp với tài sản dân sự của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân đó.
  • Trong quá trình kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân có thể tăng hoặc giảm số vốn, chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ phải khai báo với cơ quan có thẩm quyền khi giảm số vốn xuống dưới mức vốn đã đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Thứ ba, quyền quản lý của chủ doanh nghiệp tư nhân
  • Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu, vì vậy chủ doanh nghiệp tư nhân có  toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, bao gồm: Sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế, thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
  • Mặt khác, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền thuê người khác quản lý, điều hành doanh nghiệp, thuê là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, là nguyên đơn/bị đơn/người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án.
  • Nếu Quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề thành lập doanh nghiệp tư nhân, vui lòng liên hệ đến chúng tôi qua Hotline: 1800 63 65. Luật sư Thịnh Trí sẽ hỗ trợ tư vấn nhanh nhất.
  • Thứ tư, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân
  • Chủ Doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp tư nhân. Hoặc chủ doanh nghiệp có thể thuê một người khác, ủy quyền đại diện pháp luật doanh nghiệp.
  • Thứ năm, lợi nhuận của doanh nghiệp tư nhân
  • Vốn của doanh nghiệp tư nhân xuất phát từ tài sản dân sự của chủ doanh nghiệp, vậy nên toàn bộ lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp.
  • Thứ sáu, doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp
  • Trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân là vô hạn, tức là chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp tư nhân bằng toàn bộ tài sản dân sự của mình.
  • Thứ bảy, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
  • Theo luật doanh nghiệp, thì loại hình doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Vì doanh nghiệp tư nhân không độc lập về tài sản vì tài sản của doanh nghiệp tư nhân cũng là tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân. Một trong các điều kiện để một tổ chức được công nhận là pháp nhân là phải có tài sản độc lập giữa cá nhân với tổ chức.

3. Ưu điểm và nhược điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân

  • Mỗi loại hình kinh doanh sẽ có ưu và nhược khác nhau, hiện nay chúng ta không thể nói trước được rằng loại hình doanh nghiệp nào là tối ưu nhất, mọi thứ đều có mặt trái của nó. Vì vậy, Luật Thịnh Trí sẽ chỉ ra ưu điểm và nhược để của loại hình doanh nghiệp tư nhân. Qua đây, sẽ giúp khách hàng có cái nhìn khách quan nhất về loại hình này:
  • Ưu điểm của công ty tư nhân:
  • Doanh nghiệp tư nhân có ưu điểm lớn nhất đó là thủ tục đăng ký thành lập đơn giản và dễ dàng. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thay đổi, bổ sung, cập nhật thông tin hay vốn doanh nghiệp bất cứ khi nào.
  • Nhược điểm của công ty tư nhân:
  • Đối loại hình doanh nghiệp tư nhân này, thì chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản dân sự của chủ doanh nghiệp. Cho nên quý khách hàng nên cân nhắc hạn chế lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân này. Khi doanh nghiệp gặp rủi ro trong kinh doanh, khách hàng sẽ phải chi trả không chỉ vốn góp vào doanh nghiệp mà còn phải dùng toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp đang có để thanh toán nợ, các trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp.
  • Sau khi thành lập doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp cần tiến hành nhiều thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp như thuế, hóa đơn, mở tài khoản ngân hàng... đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật. Nếu Quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề này, vui lòng liên hệ đến chúng tôi qua Hotline: 1800 63 65. Luật sư Thịnh Trí sẽ hỗ trợ tư vấn nhanh nhất.

4. Nên thành lập công ty TNHH một thành viên hay doanh nghiệp tư nhân?

Nên thành lập công ty TNHH một thành viên hay doanh nghiệp tư nhân?
Nên thành lập công ty TNHH một thành viên hay doanh nghiệp tư nhân?

  • Bước đầu tiên khi muốn thành lập doanh nghiệp, quý khách hàng phải hiểu rõ ưu điểm và nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp, để có sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu, vốn và các vấn đề liên quan khác. Lựa chọn đúng loại hình doanh nghiệp sẽ giúp chủ sở hữu dễ dàng quản lý, kinh doanh phù hợp với số vốn của mình, đồng thời phòng tránh được các rủi ro pháp lý xảy đến với doanh nghiệp. Vậy câu hỏi đặt ra, nên thành lập công ty TNHH một thành viên hay doanh nghiệp tư nhân?
  • Ưu điểm nổi bật nhất của loại hình công ty TNHH một thành viên chính là chủ sở hữu công ty sẽ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Nhưng khác với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH MTV có tư cách pháp nhân nên chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty, vì thế ít gây rủi ro cho chủ sở hữu.
  • Vậy nên, nhà đầu tư muốn tự thành lập doanh nghiệp và tự mình quản lý, tự chịu trách nhiệm mọi vấn đề của doanh nghiệp thì lựa chọn thành lập doanh nghiệp tư nhân. Đây chính là một sự lựa chọn hoàn hảo nhất dành cho các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp.

Xem thêm:
Tư vấn về 3 loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay.
Có nên thành lập thành lập doanh nghiệp tư nhân?
Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH 2 thành viên?
Một số lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

  • Từ những thông tin hữu ích trên, Luật Thịnh Trí mong rằng quý khách đã câu trả lời cho câu hỏi: Có nên thành lập doanh nghiệp tư nhân hay không? Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc về loại hình doanh nghiệp tư nhân, hay đang phân vân giữa doanh nghiệp tư nhân với công ty TNHH MTV, hãy liên hệ đến chúng tôi tại:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ
Hotline: 1800 6365