CHỦ THỂ GÓP VỐN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Hình 1. Chủ thể góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Hiện nay, khi cá nhân, hộ gia đình hoặc với doanh nghiệp khác muốn hợp tác kinh doanh mà không có tiền thì có thể đem quyền sử dụng đất đi góp vốn. Tuy nhiên không phải mọi chủ thể khi có quyền sử dụng đất đều có thể đem đi góp vốn. Vì thế cần thiết phải xác định rõ bản thân có quyền góp vốn hay không.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Những chủ thể có quyền góp vốn quyền sử dụng đất.
1.1. Quyền góp vốn quyền sử dụng đất của tổ chức.
1.2. Quyền góp vốn quyền sử dụng đất của Hộ gia đình, Cá nhân trong nước.
1.4. Quyền góp vốn quyền sử dụng đất của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Những lưu ý đối với chủ thể góp vốn quyền sử dụng đất.
- Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình hoặc chủ thể khác để xác định bản thân có quyền sử dụng đất hay không, cần thiết phải xem xét đến hình thức có được đất, chủ thể có quyền sử dụng đất mà pháp luật quy định.
- Theo quy định tổ chức là thuật ngữ gọi chung của tổ chức trong nước, bao gồm những loại sau: Cơ quan nhà nước; Đơn vị vũ trang nhân dân; Tổ chức chính trị; Tổ chức chính trị - xã hội; Tổ chức kinh tế; Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp; Tổ chức xã hội; Tổ chức xã hội - nghề nghiệp; Tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự.
- Tổ chức khi có quyền sử dụng đất thông qua hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất thì sẽ không được quyền góp vốn quyền sử dụng đất. Nhưng đối với các trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì tổ chức sẽ được quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
- Tuy nhiên đối với Tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính thì khi muốn góp vốn quyền sử dụng đất phải đảm bảo tiền thuê đất một lần không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và phải được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Trong trường hợp chủ thể là tổ chức kinh tế thì khi có quyền sử dụng đất thông qua hình thức nhận chuyển nhượng, tổ chức kinh tế có quyền góp vốn khi:
- Khi đất có nguồn gốc do Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc Nhà nước cho thuê đất trả trước tiền một lần cho cả thời gian thuê mà tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
- Đối với loại đất nông nghiệp Tổ chức kinh tế sẽ có quyền góp vốn khi nhận chuyển nhượng và không chuyển mục đích sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng và chuyển mục đích sử dụng đất sang hình thức Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần.
- Ngoài ra tổ chức kinh tế cũng có quyền góp vốn khi thuê đất để xây dựng công trình ngầm thì theo hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
- Cũng tương tự như tổ chức, quyền góp vốn của hộ gia đình, cá nhân cũng được xác định phụ thuộc vào loại đất và hình thức có được đất. Theo đó, đối với đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì hộ gia đình, cá nhân sẽ được quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
- Và khi Hộ gia đình, cá nhân thuê lại đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất theo hình thức thuê đất, thuê lại đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì cũng sẽ có quyền góp vốn quyền sử dụng đất.
1.3. Quyền góp vốn quyền sử dụng đất của Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
- Đối với chủ thể này, khi được Nhà nước Việt Nam giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì sẽ được quyền góp vốn quyền sử dụng đất của mình.
- Ngoài ra người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế do được nhận chuyển nhượng hoặc do thuê đất trả tiền thuê đất, thuê lại đất một lần cho cả thời gian thuê, thuê lại cũng có quyền góp vốn quyền sử dụng đất.
- Và khi chủ thể này thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê để xây dựng công trình ngầm sẽ được quyền đem quyền sử dụng đất của mình đi góp vốn.
- Theo pháp luật thì Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là từ gọi chung của nhóm doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài; Doanh nghiệp liên doanh; Doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.
- Theo đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi có được đất theo hình thức Nhà nước Việt Nam cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án có quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Ngoài ra doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được quyền sử dụng đất do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam thì cũng có quyền góp vốn quyền sử dụng đất.
- Đối với trường hợp chủ thể là doanh nghiệp liên doanh giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài với tổ chức kinh tế thì sẽ có quyền góp vốn khi tổ chức kinh tế đó đã góp vốn bằng quyền sử dụng đất của mình. Và đất này có nguồn gốc do được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần mà tiền thuê, sử dụng đất không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc do được nhận chuyển nhượng.
- Khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế theo hình thức trả tiền thuê đất, thuê lại đất một lần thì có quyền góp vốn quyền sử dụng đất.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi thuê đất để xây dựng công trình ngầm theo hình thức trả tiền thuê đất một lần thì cũng có quyền góp vốn quyền sử dụng đất.
- Như vậy đối với những chủ thể như Cộng đồng dân cư; Cơ sở tôn giáo; Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao dù cũng là người có quyền sử dụng đất nhưng không thể đem đi góp vốn.
Hình 2. Những lưu ý đối với chủ thể góp vốn quyền sử dụng đất
- Như vậy sau khi xác định chính xác quyền góp vốn giá trị quyền sử dụng đất của mình thì người sử dụng đất có thể đem góp vốn để đầu tư kinh doanh, tuy nhiên vẫn cần thiết phải lưu ý những điểm sau để tránh những sai lầm không mong muốn.
- Thứ nhất, đối với trường hợp chủ thể góp vốn là hộ gia đình, cá nhân, khi đất của họ thuộc diện thu hồi để thực hiện dự án thì hộ gia đình, cá nhân có quyền tự đầu tư trên đất hoặc cho chủ đầu tư dự án thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất với chủ đầu tư dự án để thực hiện dự án theo quy định của Chính phủ.
- Thứ hai, khi góp vốn quyền sử dụng đất mà tổ chức kinh tế hoặchộ gia đình, cá nhân phải chuyển mục đích sử dụng đất. Phải chú ý là cần phải có sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đồng thời chỉ được chuyển từ hình thức Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang hình thức Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất thu tiền thuê đất một lần.
- Thứ ba, khi chủ thể góp vốn quyền sử dụng đất vào một tổ chức kinh tế thì cần chú ý, trong trường hợp tổ chức kinh tế bị giải thể, phá sản thì Nhà nước sẽ không thu hồi đất, quyền sử dụng đất sẽ được xử lý theo điều lệ của tổ chức kinh tế, nghị quyết của đại hội thành viên.
- Qua những phân tích trên có thể thấy nhìn chung đối với những loại đất do được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê trả tiền thuê một lần hoặc nhận chuyển nhượng từ các chủ thể khác thì sẽ có quyền đem giá trị quyền sử dụng đất đi góp vốn. Tuy nhiên cần có sự lưu ý khi tiến hành chuyển mục đích sử dụng đất và phương thức xử lý khi tổ chức kinh tế mà mình đã góp vốn giải thể, phá sản.
➤ Tham khảo thêm bài viết:
➤ Các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu.
➤ Những vấn đề liên quan khi xin cấp giấy chứng nhận chủ “quyền nhà đất”.
➤ Tranh chấp đất đai hòa giải không thành thì bao lâu được khởi kiện?
➤ Công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở đâu?
- Trên đây là tư vấn của Luật Thịnh Trí về chủ thể góp vốn quyền sử dụng đất. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho quý khách hàng. Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực dân sự, thương mại theo quy định pháp luật mới nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ
Hotline: 1800 6365
Facebook: Luật Thịnh Trí