Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Chồng có quyền rút tiền từ sổ tiết kiệm đứng tên vợ hay không

Chồng có quyền rút tiền từ sổ tiết kiệm đứng tên vợ hay không

15/03/2022


CHỒNG CÓ QUYỀN RÚT TIỀN
TỪ SỔ TIẾT KIỆM ĐỨNG TÊN VỢ HAY KHÔNG

Tư vấn pháp luật liên quan đến gửi tiền tiết kiệm

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn pháp luật liên quan đến gửi tiền tiết kiệm

  Tâm lý hầu hết của người dân là cần có một sổ tiết kiệm để tích trữ cho tương lai. Do đó, đa số mỗi cặp vợ chồng đều có một tài sản tiết kiệm trong ngân hàng. Tuy nhiên, khi gửi tiền tiết kiệm chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ về Luật gửi tiết kiệm. Ví dụ như vấn đề: chồng có được rút tiền từ sổ tiết kiệm của vợ không và ngược lại. Trong bài viết này, Luật Thịnh Trí sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Sổ tiết kiệm chung có được đứng tên một người?

2. Chồng có được rút tiền tiết kiệm từ sổ tiết kiệm chỉ đứng tên vợ?

1. Sổ tiết kiệm chung có được đứng tên một người?

  Tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định:

“Thẻ tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm (sau đây gọi chung là Thẻ tiết kiệm) là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng, được áp dụng đối với trường hợp nhận tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng.”

  • Theo đó ta thấy, Sổ tiết kiệm được xem là bằng chứng, tài liệu, giấy tờ thể hiện được quyền sở hữu số tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định, tiền gửi tiết kiệm có thể là tài sản của một người hoặc hai người trở lên (được gọi là tiền gửi tiết kiệm chung).
  • Đối với trường hợp gửi tiết kiệm chung thì nội dung được ghi trên sổ tiết kiệm sẽ là thông tin họ, tên, số và ngày cấp giấy tờ xác nhận thông tin cá nhân của người gửi tiền tiết kiệm hoặc là những người gửi tiền tiết kiệm chung.
  • Nếu sử dụng hình thức gửi tiền tiết kiệm chung thì khi thực hiện việc mở sổ tiết kiệm và gửi tiền tại ngân hàng, tất cả những người gửi tiền tiết kiệm chung phải đến trực tiếp ngân hàng xuất trình các giấy tờ thông tin cá nhân như: CMND/CCCD hoặc hộ chiếu còn hiệu lực theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 48/2018/TT-NHNN.
  • Do đó, tên trên sổ tiết kiệm có thể đứng tên một cá nhân hoặc đứng tên nhiều cá nhân khi gửi tiền bằng hình thức tiết kiệm chung. Đồng nghĩa với việc, sổ tiết kiệm chỉ đứng tên một người khi gửi tiết kiệm chung là không chính xác.

2. Chồng có được rút tiền tiết kiệm từ sổ tiết kiệm chỉ đứng tên vợ?

  • Như đã trình bày phía trên, sổ tiết kiệm có thể chỉ đứng tên một cá nhân hoặc nhiều cá nhân khi lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm chung. Khi thực hiện việc rút tiền từ sổ tiết kiệm thì người có tên trên sổ tiết kiệm phải tự mình đi làm các thủ tục rút tiền hoặc thông qua người đại diện, người ủy quyền hoặc phân chia di sản thừa kế.
  • Do đó, sổ tiết kiệm chỉ đứng tên một mình vợ sẽ có các trường hợp sau đây:
  • Sổ tiết kiệm là tài sản riêng của vợ
  • Căn cứ tại Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định, tài sản riêng của vợ hoặc tài sản riêng của chồng là tài sản được hình thành trước thời kỳ hôn nhân hoặc có được do thừa kế riêng, tặng cho riêng, do được phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân,… Tài sản riêng của cá nhân nào thì sẽ thuộc quyền sở hữu, định đoạt, sử dụng của riêng cá nhân đó.
  • Vì thế, khi sổ tiết kiệm chỉ đứng tên một mình vợ, đồng nghĩa đây là tài sản riêng của người vợ. Trong trường hợp này người chồng không có quyền được rút tiền trong sổ tiết kiệm của vợ. Nếu người chồng muốn rút được tiền trong sổ tiết kiệm đứng tên vợ thì chỉ được thực hiện trong trường hợp sau:
    • Trường hợp 1: Người vợ sẽ ủy quyền cho người chồng đến trực tiếp ngân hàng để làm các thủ tục rút tiền trong sổ tiết kiệm đứng tên người vợ. Trường hợp này, khi người chồng đến ngân hàng rút tiền phải đem theo các giấy tờ được quy định tại Điều 18 Thông tư 48/2018/TT-NHNN, bao gồm:

+ Sổ tiết kiệm.

+ Giấy tờ chứng minh của người đứng tên trên sổ tiết kiệm (có thể là CMND/CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực,..) và giấy tờ cá nhân của người được ủy quyền rút tiền trong sổ tiết kiệm.

+ Giấy uỷ quyền.

      • Trường hợp 2: Ngoài trường hợp được ủy quyền thì người chồng chỉ có thể rút tiền tiết kiệm trong sổ tiết kiệm đứng tên vợ khi người vợ đã chết; và các đồng thừa kế đã lập Văn bản thỏa thuận, văn bản khai nhận di sản thừa kế là sổ tiết kiệm tại tổ chức hành nghề công chứng.
  • Trường hợp này, khi người chồng đến ngân hàng để rút tiền tiết kiệm phải mang các giấy tờ cá nhân của các đồng thừa kế, văn bản thỏa thuận của các đồng thừa kế, văn bản khai nhận di sản thừa kế là sổ tiết kiệm, giấy chứng tử của người đứng tên trên sổ tiết kiệm, giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân giữa người đã chết với các đồng thừa kế và người đi rút tiền tiết kiệm. Các thủ tục được thực hiện trực tiếp tại ngân hàng và theo sự hướng dẫn của ngân hàng.

Tham khảo thêm: Sổ tiết kiệm ngân hàng được chia thừa kế như thế nào?

  • Sổ tiết kiệm là tài sản chung của vợ chồng và người vợ thay mặt đứng tên trên sổ

 Hỗ trợ pháp lý trong các vấn đề liên quan đến tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng

Hình 2, Luật Thịnh Trí - Hỗ trợ pháp lý trong các vấn đề liên quan đến tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng

  • Trong trường hợp tiền tiết kiệm tại ngân hàng là tài sản chung của cả hai vợ chồng thì hai vợ chồng có thể thỏa thuận người đứng tên trên sổ tiết kiệm là vợ hoặc chồng hoặc có thể đứng tên cả hai vợ chồng. Khi tiến hành rút tiền từ sổ tiết kiệm do vợ thay mặt đứng tên này thì người chồng phải chứng minh được đây là tài sản chung của hai vợ chồng.
  • Theo đó, căn cứ tại điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì tài sản chung của vợ chồng là tài sản do cả hai cùng tạo ra từ thu nhập do lao động, kinh doanh, sản xuất, tài sản do hai vợ chồng được thừa kế chung, tặng cho chung hoặc tài sản do vợ chồng cùng nhau thỏa thuận là tài sản chung.
  • Đặc biệt, nếu sổ tiết kiệm là tài sản chung của vợ và chồng thì hai vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc sử dụng và sở hữu tài sản này. Do đó, khi sổ tiết kiệm chỉ đứng tên người vợ nhưng xác định đây là tài sản chung, vậy nên thì khi người chồng muốn rút tiền từ sổ tiết kiệm này thì cần có căn cứ như văn bản thỏa thuận giữa hai vợ chồng về sổ tiết kiệm là tài sản chung nhưng chỉ đứng tên vợ.
  • Khi rút tiền tiết kiệm có thể là cả hai vợ chồng cùng đi hoặc người vợ có thể ủy quyền cho người chồng thực hiện các thủ tục rút tiền tại ngân hàng.

Tham khảo thêm:
Các trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định pháp luật hiện hành.
Những điều cần biết về trước và sau khi kết hôn.
Cách xác định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Thủ tục ly hôn thuận tình với người nước ngoài.

  • Bài viết này, Luật Thịnh Trí đã trình bày hướng dẫn quyết cho tình huống: Chồng có quyền rút tiền từ sổ tiết kiệm đứng tên vợ hay không? Hy vọng bài viết này sẽ mang đến thông tin hữu ích cho quý khách.
  • Nếu có thắc mắc, xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

“Hotline: 1800 6365