CHIA SẺ KINH NGHIỆM
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH
Hình 1. Luật Thịnh Trí – Tư vấn thành lập doanh nghiệp lữ hành
Ngành du lịch đang là một lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng của nước ta hiện nay, với những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, đặc sản vùng miền đa dạng, thiên nhiên phong phú, đây là một trong những lý do rất thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, việc lập một công ty lữ hành sẽ tương đối phức tạp về mặt hồ sơ, thủ tục, chủ doanh nghiệp phải nắm vững kiến thức pháp luật trước khi “bắt tay” vào thành lập công ty ở lĩnh vực này. Bài viết sau đây, Luật Thịnh Trí sẽ trình bày một số kinh nghiệm liên quan đến việc thành lập công ty lữ hành.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Những điều kiện để thành lập công ty du lịch, lữ hành.
a) Điều kiện về trình độ.1
b) Điều kiện về vốn ký quỹ.
c) Điều kiện về giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
2. Kinh nghiệm thành lập công ty du lịch lữ hành đạt hiệu quả cao.
Để thành lập công ty du lịch lữ hành bạn phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Người phụ trách trong kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp chuyên ngành lữ hành, với trình độ từ bậc trung cấp trở lên đối với dịch vụ lữ hành nội địa, từ bậc cao đẳng trở lên đối với dịch vụ lữ hành quốc tế. Trường hợp người phụ trách tốt nghiệp các chuyên ngành khác, hoặc tốt nghiệp phổ thông thì đáp ứng các chứng chỉ, nghiệp vụ liên quan đến du lịch nội địa hoặc quốc tế.
- Để kinh doanh hoạt động lĩnh vực dịch vụ lữ hành quốc tế, doanh nghiệp phải lập vốn ký quỹ tại ngân hàng, với các mức như sau:
- Doanh nghiệp phải có trên 250 triệu đồng vốn ký quỹ đối với phục vụ khách du lịch quốc tế vào Việt Nam.
- Doanh nghiệp phải có trên 500 triệu đồng vốn ký quỹ đối với phục vụ du khách Việt Nam ra nước ngoài.
- Trong đó vốn điều lệ/vốn pháp định của công ty lữ hành ít nhất phải bằng hoặc lớn hơn vốn ký quỹ.
- Đối với các dịch vụ lưu trú ngắn ngày như ngành khách sạn, cho thuê biệt thự du lịch, căn hộ phục vụ du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) Sở KH&ĐT vẫn cấp phép thành lập nhưng doanh nghiệp vẫn chưa được phép đi vào hoạt động. Doanh nghiệp muốn hoạt động tại trụ sở phải làm văn bản gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Khi đó, cơ quan này sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện với các loại giấy phép sau:
- Giấy phép đảm bảo an ninh, trật tự, giấy phép vệ sinh môi trường, an toàn phòng cháy chữa cháy và giấy phép an toàn thực phẩm.
- Đối với những khách sạn có quy mô từ 10 phòng ngủ trở lên, phải đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, cùng với các dịch vụ cần thiết phục vụ khách lưu trú.
- Sau khi có văn bản chấp thuận của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì doanh nghiệp mới được đi vào kinh doanh hoạt động tại trụ sở.
→ Tham khảo thêm: Điều kiện và thủ tục thành lập công ty lữ hành nội địa
Kinh nghiệm thành lập công ty du lịch lữ hành đạt hiệu quả cao.
- Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu theo phương thức truyền thống và Online cho công ty du lịch lữ hành
- Điều quan trọng tạo nên thành công của mỗi doanh nghiệp đó là xây dựng thương hiệu độc quyền. Để xây dựng thương hiệu đạt hiệu quả cao doanh nghiệp phải chọn tên thương hiệu dễ nhớ, dễ đọc, ngắn gọn, xúc tích và đặc biệt phải có ý nghĩa đối với khách hàng và với ngành nghề mình kinh doanh. Đặc biệt doanh nghiệp phải biết kết hợp marketing truyền thống và marketing online để đạt được mục tiêu quảng bá thương hiệu tối ưu nhất.
- Đối với phương thức marketing truyền thống thì doanh nghiệp phải thông qua bạn bè, khách hàng thân thiết, nhờ đó mà có thể tiếp cận các khách hàng tiềm năng xung quanh mối quan hệ của họ.
- Đối với phương thức marketing online thì doanh nghiệp phải xây dựng thương hiệu trên không gian mạng, đây là một kênh rất tiềm năng để doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng và nâng cao thương hiệu của mình. Doanh nghiệp có thể quảng bá hình ảnh trên các kênh online như: Wedsite, facebook, instagram, tik tok,…. Đây là những kênh phát triển theo xu hướng ngày nay mà doanh nghiệp có thể khai thác. Vậy nên muốn thương hiệu phát triển mạnh mẽ, được nhiều người biết đến, và đặc biệt có một lượng lớn khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa 2 hình thức truyền thống và online, cập nhật xu hướng của thời đại 4.0 để không bị thụt lùi về sau.
→ Tham khảo thêm:
- 05 Bước thành lập và quản lý doanh nghiệp
- Những điều cần biết trước khi thành lập công ty
- Am hiểu pháp luật, nắm vững thị trường
- Cùng với xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, xu hướng quốc tế hóa toàn cầu, Việt Nam chúng ta đã gia nhập WTO và ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với quy mô trên toàn thế giới. Điều đó mở ra cơ hội kinh doanh cho rất nhiều lĩnh vực tại Việt Nam nhưng song hành cùng nhiều khó khăn, thử thách. Và điều đương nhiên khi muốn kinh doanh một lĩnh vực nào đó, bạn phải có sự am hiểu về pháp luật, nhất là những ngành nghề có yếu tố nước ngoài như lĩnh vực du lịch lữ hành, để tránh các rủi ro pháp lý có thể xảy ra.
- Bên cạnh đó doanh nghiệp phải am hiểu thị trường, thị hiếu của khách hàng để có thể cung cấp dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng, đem lại nguồn lợi nhuận tối ưu.
- Huy động vốn khi thành lập công ty lữ hành
- Vốn luôn là vấn đề quan trọng nhất của công ty. Chúng có vai trò quyết định cho việc doanh nghiệp có thể phát triển tiếp hay phải phá sản và giải thể. Việc huy động vốn trong công ty lữ hành tương đối khó khăn, phức tạp khi bạn phải chứng minh cho các cổ đông thấy được kế hoạch kinh doanh đó có thể sinh được lợi nhuận cao. Từ đó họ mới quyết định đầu tư vào doanh nghiệp hay không.
- Kinh nghiệm đóng thuế sau khi thành lập công ty lữ hành
- Thuế môn bài: Mức đóng thuế môn bài phụ thuộc vào mức vốn điều lệ mà công ty đăng ký. Công ty đóng thuế môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Thuế giá trị gia tăng: Đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Đóng sau khi kết thúc năm tài chính
- Và các loại thuế khác như Thuế xuất nhập khẩu đối với các ngành nghề kinh doanh liên quan đến xuất nhập khẩu.
→ Xem thêm:
→ Tư vấn về 3 loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay.
→ Có nên thành lập thành lập doanh nghiệp tư nhân?
→ Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH 2 thành viên?
→ Một số lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
- Trên đây là những chia sẻ của Luật Thịnh Trí về điều kiện thành lập công ty lữ hành và các kinh nghiệm sau khi đã thành lập công ty, doanh nghiệp nên lưu ý để tránh mắc phải sai lầm khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp các thông tin hữu ý cho doanh nghiệp. Nếu quý khách hàng có thắc mắc liên quan đến vấn đề thành lập doanh nghiệp lữ hành, đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ đến chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ
Hotline: 1800 6365