Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Các trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất không công chứng vẫn được cấp sổ đỏ

Các trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất không công chứng vẫn được cấp sổ đỏ

05/07/2022


CÁC TRƯỜNG HỢP CHUYỂN NHƯỢNG
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHÔNG CÔNG CHỨNG
VẪN ĐƯỢC CẤP SỔ ĐỎ

 Các trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất không công chứng vẫn được cấp sổ đỏ

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Các trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất không công chứng vẫn được cấp sổ đỏ.

  • Theo quy định pháp luật hiện hành, khi tiến hành mua bán đất đai thì các bên phải công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên bên cạnh đó, pháp luật còn quy định các trường hợp không cần công chứng hợp đồng chuyển nhượng vẫn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hãy cùng luật Thịnh Trí tìm hiểu bài viết sau đây.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Hợp đồng mua bán đất đai có bắt buộc phải công chứng.

2. Các trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất không công chứng vẫn được cấp sổ đỏ.

1. Hợp đồng mua bán đất đai có bắt buộc phải công chứng?

  • Căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định “Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này”.
  • Do đó, theo Luật đất đai năm 2013 thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, có 03 trường hợp ngoại lệ, theo đó các bên tiến hành chuyển nhượng không cần cung cấp hợp đồng chuyển nhượng có công chứng, chứng thực mà vẫn sẽ được sang tên sổ đỏ.

2. Các trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất không công chứng vẫn được cấp sổ đỏ:

 Tư vấn trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất không công chứng vẫn được cấp sổ đỏ

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất không công chứng vẫn được cấp sổ đỏ.

  • Trường hợp 1: Hợp đồng chuyển nhượng với một bên là tổ chức kinh doanh bất động sản
  • Căn cứ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013, cụ thể:
  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được tiến hành công chứng, chứng thực, trừ các trường hợp Hợp đồng cho thuê, hợp đồng cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp, hợp đồng với nội dung chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia vào giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của các bên.
  • Theo quy định trên, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà một bên là tổ chức kinh doanh bất động sản thì sẽ không nhất thiết phải tiến hành công chứng, chứng thực, trừ trường hợp các bên có yêu cầu công chứng, chứng thực. Như vậy, trường hợp này sẽ không cần phải công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng vẫn được cấp sổ đỏ.
  • Trường hợp 2: Chuyển nhượng đất trước 01/01/2008 hoặc chuyển nhượng đất từ 01/01/2008 đến 01/07/2014
  • Căn cứ khoản 1 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ – CP quy định chi tiết một số điều của Luật đất đai năm 2013 (sửa đổi bởi khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) quy định cụ thể như sau:
    • Các trường hợp đang sử dụng đất sau đây vẫn sẽ được cấp giấy chứng nhận và sẽ không thuộc: trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP  thì người đang sử dụng đất sẽ thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất lần đầu theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và quy định tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP mà không phải tiến hành làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ không yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành:
  • Sử dụng đất do việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trước ngày 01/01/2008;
  • Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ ngày 01/01/2008 đến trước ngày 01/07/2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ – CP.
  • Trường hợp 3: Trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà một bên hay các bên đã tiến hành thực hiện 2/3 nghĩa vụ trong hợp đồng, thì một bên trong các bên yêu cầu Tòa án công nhận hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
  • Căn cứ quy định tại Điều 129 Bộ luật dân sự năm 2015 “Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo đúng quy định là phải lập văn bản nhưng văn bản không đúng luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch chuyển nhượng thì một hoặc các bên yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

2. Giao dịch dân sự đã tiến hành xác lập văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực, tuy nhiên một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án có thẩm quyền sẽ ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Như vậy, điều kiện để một bên hoặc các bên yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng phải đảm bảo các yếu tố sau:

- Được xác lập bằng một văn bản;

- Một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong hợp đồng;

- Bên mua hoặc bên bán hoặc cả hai bên có yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng đó. 

Sau khi được Tòa án công nhận hiệu lực của Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì mảnh đất đó hoàn toàn điều kiện để cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

3. Khách hàng cần cung cấp các thông tin và tài liệu

Khách hàng cần cung cấp thông tin sau:

- Thông tin cụ thể về thửa đất

Khách hàng cần cung cấp tài liệu sau:

- Bản sao của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Bản sao giấy CMND/CCCD;

- Bản sao trích lục thửa đất;

- Bản sao của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Công việc của Công ty Luật TNHH Thịnh Trí

  • Tư vấn cho quý khách hàng các vấn đề liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
  • Hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
  • Tư vấn khách hàng các trường hợp không công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất những vấn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ);
  • Thực hiện cho khách hàng một số thủ tục liên quan đến vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong một số trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không được công chứng, chứng thực;
  • Trực tiếp soạn thảo cho khách hàng một số đơn từ, công văn, hồ sơ liên quan.
  • Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách hàng.

Tham khảo thêm:
➤ Điều kiện, thủ tục chuyển nhượng một phần quyền sử dụng đất 2022.
Những vấn đề cần lưu ý khi ký kết Hợp đồng đặt cọc.
Những vấn đề liên quan khi xin cấp giấy chứng nhận chủ “quyền nhà đất”.
Có được hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã công chứng?

  • Để tìm hiểu thêm về các trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất không công chứng vẫn được cấp sổ đỏ, vui lòng liên hệ chúng tôi qua:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365