CÁC TỘI PHẠM KINH TẾ
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Tội phạm kinh tế là gì?
2. Các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại.
3. Các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán bảo hiểm.
4. Các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
Trong thời gian gần đây, các vụ án hình sự kinh tế ngày một gia tăng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức, Nhà nước. Hành vi của tội phạm kinh tế ngày càng nhiều thủ đoạn, tinh vi, khó nắm bắt và kiểm soát, vì vậy, cần có những chế tài nghiêm khắc đối với loại tội phạm này. Bài viết sau đây sẽ phân tích về nội dung nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế theo quy định tại Bộ luật Hình sự hiện hành, giúp cho bạn đọc nắm được thông tin cần thiết.
Tội phạm kinh tế là gì? (ảnh minh họa)
- Tội phạm kinh tế là hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý kinh tế xâm phạm đến sự ổn định và phát triển kinh tế, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức, Nhà nước.
- Theo quy định Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được chia thành 03 nhóm tội, bao gồm:
(1) Các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại;
(2) Các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán bảo hiểm;
(3) Các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
- Một số đặc trưng của tội phạm kinh tế:
- Về mặt khách thể của tội phạm: xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của cá nhân, tổ chức, Nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau như tài chính, tiền tệ, đầu tư, xây dựng, sản xuất, kinh doanh, đất đai, đấu giá,...
- Về khách quan: sử dụng công cụ, phương tiện, thời gian, địa điểm khác nhau khi thực hiện tội phạm.
- Về chủ quan: Thực hiện với lỗi cố ý, động cơ tội phạm mang tính lợi ích, vụ lợi.
- Về chủ thể: là người đủ năng lực trách nhiệm hình sự và tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.
- Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định các khung hình phạt, tình tiết định khung, trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
Các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại (ảnh minh họa)
Các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại được quy định tại Bộ luật Hình sự từ Điều 188 đến Điều 199 như sau:
- Tội buôn lậu theo Điều 188 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:
- Khung hình phạt theo Khoản 1 Điều này: bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp tại khoản này.
- Khung hình phạt theo Khoản 2 Điều này: bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm đối với người nào phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản này.
- Khung hình phạt theo Khoản 3 Điều này: bị phạt tiền từ 1,5 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm đối với người nào phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản này.
- Khung hình phạt theo Khoản 4 Điều này: bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đối với người nào phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản này.
- Ngoài ra, người phạm tội còn bị phạt tiền từ 20 triệu đến 100 triệu, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định thời gian từ 01 năm đến 05 năm hoặc bị tịch thu toàn bộ tài sản hoặc một phần tài sản.
- Tội này cũng quy định mức phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội tại Khoản 6 Điều này.
- Ngoài tội buôn lậu nêu trên, thì còn có các tội như sau: Điều 189 quy định tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; Điều 190 quy định tội sản xuất, buôn bán hàng cấm; Điều 191 quy định tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm; Điều 192 quy định tội sản xuất, buôn bán hàng giả; Điều 193 quy định tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm; Điều 194 quy định tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;
- Điều 195 quy định tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi; Điều 196 quy định tội đầu cơ; Điều 197 quy định tội quảng cáo gian dối; Điều 198 quy định tội lừa dối khách hàng; Điều 199 quy định tội vi phạm các quy định về cung ứng điện.
Các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán bảo hiểm được quy định tại Bộ luật Hình sự từ Điều 200 đến Điều 216 như sau:
- Tội trốn thuế theo Điều 200 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:
- Khung hình phạt theo Khoản 1 Điều này: bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm đối với người nào thực hiện hành vi trốn thuế theo quy định tại khoản này.
- Khung hình phạt theo Khoản 2 Điều này: bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm đối với các trường hợp phạm tội theo khoản này.
- Khung hình phạt theo Khoản 3 Điều này: bị phạt tiền từ 1,5 tỷ đồng đến 4,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với phạm tội trốn thuế với số tiền 01 tỷ đồng trở lên.
- Ngoài ra, người phạm tội còn bị phạt tiền từ 20 triệu đến 100 triệu, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định thời gian từ 01 năm đến 05 năm hoặc bị tịch thu toàn bộ tài sản hoặc một phần tài sản.
- Tội này cũng quy định mức phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội tại Khoản 5 Điều này.
- Ngoài tội trốn thuế nêu trên, còn có các tội như sau: Điều 201 quy định tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự; Điều 202 quy định tội làm, buôn bán tem giả, vé giả; Điều 203 quy định tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước; Điều 204 quy định tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước; Điều 205 quy định tội lập quỹ trái phép; Điều 206 quy định Tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Điều 207 quy định Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả; Điều 208 quy định Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác; Điều 209 quy định Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán; Điều 210 quy định Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán; Điều 211 quy định Tội thao túng thị trường chứng khoán; Điều 212 quy định Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán; Điều 213 quy định Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm; Điều 214 quy định Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; Điều 215 quy định Tội gian lận bảo hiểm y tế; Điều 216 quy định Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
- Các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được quy định tại Bộ luật Hình sự từ Điều 217 đến Điều 234 như sau:
- Tội vi phạm quy định về cạnh tranh theo Điều 217 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:
- Khung hình phạt theo Khoản 1 Điều này: bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 01 tỷ đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng 02 năm đối với người nào thực hiện các hành vi quy định tại khoản này gây thiệt hại cho người khác từ 01 tỷ đồng đến dưới 05 tỷ đồng hoặc thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng đến dưới 03 tỷ đồng.
- Khung hình phạt theo Khoản 2 Điều này: bị phạt tiền từ 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản này.
- Ngoài ra, người phạm tội còn bị phạt tiền từ 50 triệu đến 200 triệu, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định thời gian từ 01 năm đến 05 năm.
- Tội này cũng quy định mức phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội tại Khoản 4 Điều này.
- Ngoài tội vi phạm quy định về cạnh tranh nêu trên, còn có các tội như sau: Điều 218 quy định Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản; Điều 219 quy định Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Điều 220 quy định Tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng; Điều 221 quy định Tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Điều 222 quy định Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Điều 223 quy định Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng; Điều 224 quy định Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng; Điều 225 quy định Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan; Điều 226 quy định Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; Điều 227 quy định Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; Điều 228 quy định Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai; Điều 229 quy định Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai; Điều 230 quy định Tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Điều 231 quy định Tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ; Điều 232 quy định Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Điều 233 quy định Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng; Điều 234 quy định Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã.
➤ Xem thêm:
➤ Hành vi tham nhũng là gì? Hình thức xử lý hình sự đối với tội tham nhũng như thế nào?
➤ Một số vấn đề pháp lý về pháp nhân thương mại phạm tội.
➤ Như thế nào là cố ý phạm tội và vô ý phạm tội ?
➤ Định tội danh giữa tội Giết người và tội Cố ý gây thương tích.
- Trên đây là nội dung một số quy định về Các tội phạm kinh tế trong giai đoạn hiện nay của Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.