Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân theo Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam

Biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân theo Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam

12/01/2022


BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN
THEO BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

TÓM TẮT NÔI DUNG CHÍNH

1. Những biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân.

2. Kê biên tài sản của pháp nhân.

3. Phong tỏa tài khoản.

4. Tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội.

5. Buộc pháp nhân nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án.

Biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân theo Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam

Biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân theo Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam (ảnh minh họa)

  Trước đây, pháp nhân không được xem là chủ thể tội phạm theo Bộ luật Hình sự 1999. Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự 2015 đã bổ sung pháp nhân thương mại là một trong hai nhóm chủ thể tội phạm là pháp nhân thương mại và cá nhân. Theo đó, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại không hề đơn giản. Như vậy việc cưỡng chế đối với pháp nhân được quy định như thế nào?

1. Những biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân

  • Theo Điều 436 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì Tòa án, cơ quan điều tra, các biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân được áp dụng bởi Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong trường hợp pháp nhân bị xét xử, truy tố, điều tra và khởi tố:
    • Buộc pháp nhân nộp một khoản tiền để bảo đảm có thể thực hiện thi hành án; 
    • Kê biên những tài của của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội;
    • Tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động có liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân;
    • Phong tỏa tài khoản của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội.
  • Ngoài ra, đối với những biện pháp cưỡng chế nêu trên thì thời hạn áp dụng không được quá thời hạn xét xử, truy tố, điều tra.

2. Kê biên tài sản của pháp nhân

  • Pháp nhân bị xét xử, truy tố, điều tra, khởi tố sẽ bị kê biên tài sản nếu tội của pháp nhân được Bộ luật hình sự quy định hình phạt là bảo đảm bồi thường thiệt hại hoặc phạt tiền.
  • Khi thực hiện kê biên tài sản thì chỉ kê biên phần tài sản của pháp nhân tương ứng với mức có thể bồi thường thiệt hại, bị tịch thu, phạt tiền. Người đứng đầu pháp nhân có tài sản bị kê biên được giao trách nhiệm bảo quản. Trong trường hợp người đứng đầu pháp nhân để tài sản bị đánh tráo, hủy hoại, cất giấu, chuyển nhượng, sử dụng trái phép hoặc xảy ra việc tiêu dùng thì người này sẽ chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
  • Những người sau đây cần phải có mặt khi thực hiện kê biên tài sản:
    • Nơi pháp nhân có tài sản bị kê biên cần có mặt của đại diện chính quyền thị trấn, xã, phường.
    • Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có tài sản bị kê biên;
    • Người chứng kiến.
  • Việc kê biên tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về thủ tục, trình tự, thẩm quyền.

3. Phong tỏa tài khoản

  • Pháp nhân bị xét xử, truy tố, điều tra, khởi tố sẽ bị phong tỏa tài khoản nếu tội của pháp nhân được Bộ luật hình sự quy định hình phạt là bảo đảm bồi thường thiệt hại hoặc phạt tiền và có căn cứ xác định pháp nhân này có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng.
  • Ngoài ra, việc phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với những tài khoản của các tổ chức, cá nhân khác có căn cứ xác định số tiền trong tài khoản của tổ chức, cá nhân đó liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân.
  • Khi thực hiện phong tỏa tài khoản thì chỉ phong tỏa số tiền của pháp nhân tương ứng với mức có thể bồi thường thiệt hại hoặc phạt tiền.
  • Quyết định phong tỏa tài khoản của cơ quan có thẩm quyền phong tỏa tài khoản phải được giao cho đại diện Kho bạc Nhà nước và tổ chức tín dụng đang quản lý tài khoản của pháp nhân hoặc tài khoản của tổ chức, cá nhân đó liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân.
  • Việc phong tỏa tài khoản được thực hiện theo quy định tại Điều 129 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về thủ tục, trình tự, thẩm quyền.

4. Tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội

  • Khi có căn cứ xác định hành vi phạm tội của pháp nhân có khả năng gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng của con người hoặc an toàn, trật tự xã hội, môi trường.
  • Những người có quyền ra quyết định tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân bao gồm:
    • Phó thủ trưởng, Thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp.
    • Phó Viện trưởng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Phó Viện trưởng, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
    • Phó Chánh án, Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội Đồng xét xử; Phó Chánh án, Chánh án Tòa án nhân dân.
  • Trước khi thi hành thì quyết định tạm đình chỉ hoạt động của pháp nhân của những người được nêu trên cần phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn.
  • Khi thực hiện tạm đình chỉ hoạt động của pháp nhân thì thời hạn tạm đình chỉ không được quá thời hạn xét xử, truy tố, điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015. 

Buộc pháp nhân nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án

Buộc pháp nhân nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án (ảnh minh họa)

5. Buộc pháp nhân nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án

  • Pháp nhân bị xét xử, truy tố, điều tra, khởi tố sẽ bị buộc một khoản tiền để bảo đảm thi hành án nếu tội của pháp nhân được Bộ luật hình sự quy định hình phạt là bảo đảm bồi thường thiệt hại hoặc phạt tiền.
  • Khi thực hiện kê biên tài sản thì chỉ buộc pháp nhân nộp một khoản tiền để đảm bảo thi hành án tương ứng với mức có thể bồi thường thiệt hại và phạt tiền. Ngoài ra, tiền mà pháp nhân nộp để bảo đảm thi hành án là tiền ngoại tệ hoặc Việt Nam đồng thuộc sở hữu hợp pháp của pháp nhân thương mại bị xét xử, truy tố, điều tra, khởi tố.
  • Tiền nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường và tiền nộp để bảo đảm thi hành án phạt tiền là những khoản tiền pháp nhân cần nộp để bảo đảm thi hành án.
  • Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền quyết định mức phạt tiền nộp để bảo đảm thi hành án phạt tiền trong từng trường hợp cụ thể nhưng không cao hơn mức phạt tiền cao nhất và không dưới 50% quy định tại điều khoản được áp dụng để xét xử, truy tố, điều tra, khởi tố đối với pháp nhân thương mại.
  • Những người có quyền ra quyết định ra quyết định buộc pháp nhân phải nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án bao gồm:
    • Phó thủ trưởng, Thủ trưởng của cơ quan điều tra các cấp;
    • Phó Viện trưởng, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp và Phó Viện trưởng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân;
    • Phó Chánh án, Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội Đồng xét xử; Phó Chánh án, Chánh án Tòa án nhân dân.
  • Trước khi thi hành thì quyết định buộc pháp nhân phải nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án của những người được nêu trên cần phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn.

Xem thêm:

Thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự,
Các biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự.
Vai trò của luật sư bào chữa trong xét xử tái thẩm vụ án hình sự.

Thời gian truy tố khi giải quyết vụ án hình sự là bao lâu?

  • Trên đây là nội dung Biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân theo Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam mà Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.