Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Ai sẽ thực hiện việc cấp dưỡng sau khi ly hôn? Trốn cấp dưỡng sẽ bị xử phạt như thế nào?

Ai sẽ thực hiện việc cấp dưỡng sau khi ly hôn? Trốn cấp dưỡng sẽ bị xử phạt như thế nào?

11/02/2022


AI SẼ THỰC HIỆN VIỆC CẤP DƯỠNG SAU KHI LY HÔN?
TRỐN CẤP DƯỠNG SẼ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

Tư vấn các quy định liên quan đến việc cấp dưỡng sau ly hôn

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn các quy định liên quan đến việc cấp dưỡng sau ly hôn

  Thực tế hiện nay có thấy, khi tiến hành ly hôn ngoài vấn đề phân chia tài sản thì quyền nuôi con và mức cấp dưỡng là vấn đề quan tâm hàng đầu của các cặp vợ chồng. Trong phạm vi bài viết này, Luật Thịnh Trí sẽ trình bày một số quy định pháp luật liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng và mức cấp dưỡng sau khi ly hôn.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Ai có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn?

2. Mức cấp dưỡng được quy định bao nhiêu/tháng?

3. Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con đến khi nào?

4. Có thể tăng mức cấp dưỡng không?

5. Trốn tránh việc cấp dưỡng sẽ bị xử phạt thế nào?

1. Ai có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn?

  • Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ phải đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của người không sống chung với mình, nhưng giữa họ có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống; nhằm nuôi dưỡng những người chưa trưởng thành, người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không thể tự nuôi sống bản thân, người đang gặp hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu theo pháp luật quy định.
  • Cấp dưỡng sau khi ly hôn sẽ xảy ra khi đáp ứng các điều kiện sau:
  • Người được cấp dưỡng là người chưa thành niên, hoặc người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không thể tự nuôi sống bản thân hoặc người đang gặp tình cảnh khó khăn.
  • Người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng phải có mối quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng.
  • Người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng không sống cùng nhau.
  • Vậy nên, sau khi ly hôn, những người sau đây sẽ xảy ra quan hệ cấp dưỡng:
  • Cha hoặc mẹ là những người không trực tiếp nuôi con khi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có tài sản tự nuôi mình, không có khả năng lao động thì cha hoặc mẹ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  • Đặc biệt, dù cha hoặc mẹ bị hạn chế quyền với con chưa thành niên theo quy định của pháp luật thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  • Vợ, chồng sau khi ly hôn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho đối phương nếu như đối phương lâm vào tình cảnh túng quẫn, khó khăn theo quy định pháp luật.

2. Mức cấp dưỡng được quy định bao nhiêu/tháng?

  • Mức cấp dưỡng được quy định cụ thể tại Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Qua đó, mức cấp dưỡng sẽ do hai bên vợ, chồng thỏa thuận với nhau, căn cứ vào mức thu nhập và khả năng kinh tế của người cấp dưỡng cũng như nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Tòa án chỉ giải quyết vấn đề cấp dưỡng khi các bên không thể thỏa thuận với nhau và có yêu cầu giải quyết vấn đề cấp dưỡng.
  • Đặc biệt, tại khoản 2 Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình khẳng định rằng: Có thể thay đổi mức cấp dưỡng khi có lý do chính đáng. Việc thay đổi mức cấp dưỡng sẽ do hai bên thỏa thuận với nhau, nếu không thể thỏa thuận thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
  • Do đó, pháp luật hiện nay không có quy định việc giới hạn mức cấp dưỡng, mà việc này phụ thuộc hoàn toàn vào sự thỏa thuận giữa hay bên hoặc căn cứ vào mức thu nhập, khả năng kinh tế của người cấp dưỡng, nhu cầu cần thiết của người được cấp dưỡng để quyết định mức cấp dưỡng. Hiện nay, Tòa án sẽ ấn định mức cấp dưỡng bằng 15% đến 30% mức thu nhập của người cấp dưỡng.
  • Về phương thức cấp dưỡng: Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện theo hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hoặc một năm. Về phương thức cấp dưỡng này thì các bên có thể thỏa thuận với nhau, nếu không thể thỏa thuận thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

3. Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con đến khi nào?

  • Như đã phân tích ở phía trên, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản được nuôi bản thân thì cha hoặc mẹ người không của cùng con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  • Trong đó, con chưa thành niên là con chưa đủ 18 tuổi, vậy nên cha, mẹ chỉ chấm dứt nghĩa vụ nuôi con trong các trường hợp sau đây:
  • Người được cấp dưỡng là người đã thành niên (đủ 18 tuổi) hoặc người có khả năng lao động và có tài sản để nuôi bản thân.
  • Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng đã chết.
  • Vợ hoặc chồng lâm vào tình trạng túng quẫn, khó khăn sau khi ly hôn đã kết hôn với người khác (căn cứ Điều 115 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014).
  • Như vậy, ta có thể thấy, sau khi ly hôn, cha mẹ không có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con trong các trường hợp sau đây:
  • Con đã đủ 18 tuổi hoặc con đã có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình.
  • Cha, mẹ hoặc con chết.

Tham khảo thêm: Ai được quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn?

4. Có thể tăng mức cấp dưỡng không?

 

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn quy định pháp luật liên quan đến việc thay đổi mức cấp dưỡng sau khi ly hôn

  • Khi có lý do chính đáng về việc thay đổi mức cấp dưỡng thì có thể thay đổi mức cấp dưỡng để phù hợp với điều kiện thực tế. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận với nhau, nếu các bên không thể thỏa thuận thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
  • Như vậy, theo quy định pháp luật hiện nay thì hoàn toàn cho phép các bên tiến hành thay đổi mức cấp dưỡng. nếu tình hình kinh tế gặp khó khăn, mức thu nhập của bên cấp dưỡng bị giảm sút không thể thực hiện mức cấp dưỡng như đã thỏa thuận. Hoặc nhu cầu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng tăng lên, con người cấp dưỡng thì hoàn toàn có đủ điều kiện để đáp ứng thì 2 bên có thể thỏa thuận với nhau về việc thay đổi mức cấp dưỡng.
  • Tuy nhiên, nếu trong trường hợp các bên không thể thỏa thuận được với nhau thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết về việc thay đổi mức cấp dưỡng.
  • Trong trường hợp có yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng, Tòa án sẽ căn cứ vào các lý do chính đáng mà các bên cung cấp để tiến hành xem xét, quyết định đồng ý hoặc không đồng ý yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng.

5. Trốn tránh việc cấp dưỡng sẽ bị xử phạt thế nào?

  • Căn cứ Điểm a Khoản 3 Điều 64 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định, người không thực hiện công việc theo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật sẽ bị phạt từ 03 – 05 triệu đồng.
  • Theo đó, việc cấp dưỡng đã được nêu cụ thể trong bản án, quyết định của Tòa, mà vợ hoặc chồng không thực hiện việc cấp dưỡng sẽ phải chịu mức phạt từ 03 – 05 triệu đồng.
  • Đồng thời căn cứ tại khoản 37 Điều 1 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017, nếu vợ hoặc chồng trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khiến con lâm vào tình trạng nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng sẽ bị xử phạt hành chính, hoặc có thể bị phạt tù đến 02 năm.

Tham khảo thêm:
Những quy định cần biết về giành quyền nuôi con sau ly hôn.
Những điều cần biết về trước và sau khi kết hôn.
Cách xác định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Thủ tục ly hôn thuận tình với người nước ngoài.

  • Bài viết trên, Luật Thịnh Trí đã nêu một số quy định pháp luật liên quan đến việc cấp dưỡng cho con. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách hàng.
  • Nếu khách hàng có thắc mắc về vấn đề ly hôn, phân chia tài sản, quyền nuôi con, mức cấp dưỡng,.. vui lòng liên hệ đến chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

“Đúng cam kết, Trọn niềm tin”

Hotline: 1800 6365