Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Ai được quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn?

Ai được quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn?

09/12/2021


AI ĐƯỢC QUYỀN NUÔI CON
KHI KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN?

Luật Thịnh Trí - Tư vấn quyền nuôi con khi không đăng ký giấy kết hôn
Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn quyền nuôi con khi không đăng ký giấy kết hôn

  Việc “sống thử” sẽ mang đến nhiều hệ lụy cho các cặp nam nữ không đăng ký kết hôn, nhưng sống với nhau như vợ chồng. Tranh chấp quyền trực tiếp nuôi con sau khi 2 người “chia tay” là một trong những hệ lụy đó. Bài viết này, Luật Thịnh Trí sẽ cung cấp một số thông tin về tranh chấp quyền nuôi con của những cặp đôi không đăng ký kết hôn.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Những hệ lụy khi sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn

2. Khi không đăng ký kết hôn thì ai có quyền nuôi con?

3. Con có được cấp dưỡng khi cha, mẹ không đăng ký giấy kết hôn?

4. Con đã đủ 7 tuổi thì được phép thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con hay không?

1. Những hệ lụy khi sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn

  • Hiện nay, cụm từ “sống thử” hay còn gọi là sống chung như vợ, chồng đang là một trào lưu của giới trẻ. Tuy nhiên, về phương diện pháp luật thì việc sống chung như vợ chồng sẽ xảy ra rất nhiều hệ lụy không mong muốn. Trước hết, pháp luật không công nhận quan hệ hôn nhân không đăng ký kết hôn, được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình. Vậy nên, việc nam, nữ sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền, thì việc sống chung đó không được xem là quan hệ hôn nhân, mối quan hệ đó không được pháp luật bảo vệ.
  • Những hệ lụy không mong muốn có thể xảy ra trong trường hợp này, như:
  • Không được pháp luật bảo vệ nếu trong mối quan hệ có người thứ ba: Không như mối quan hệ vợ chồng đã đăng ký giấy kết hôn, có ràng buộc quyền, nghĩa vụ với nhau như chung thủy, yêu thương,…
  • Khai sinh của con không có tên người cha: Một trong những giấy tờ để đăng ký giấy khai sinh cho con là giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của cha, mẹ. Nếu không có giấy kết hôn, thì trong giấy khai sinh của con sẽ không có tên cha (được quy vào trường hợp không xác định không xác định được cha).
  • Tài sản chung nếu có tranh chấp sẽ xử lý khó khăn: Với những tài sản chỉ đứng tên một người trong quãng thời gian 2 người chung sống với nhau, khi xảy ra tranh chấp, rất khó để xác định phần tài sản đó có sự đóng góp của bên còn lại.

Tham khảo thêm: Kinh nghiệm giành được quyền nuôi con sau khi ly hôn?

2. Khi không đăng ký kết hôn thì ai có quyền nuôi con?

 Hình 2. Khi không đăng ký kết hôn thì ai có quyền nuôi con?

Hình 2. Khi không đăng ký kết hôn thì ai có quyền nuôi con?

  • Theo quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, đối với các cặp đôi có đủ điều kiện đăng ký giấy kết hôn nhưng không đăng ký mà chỉ sống chung với nhau như vợ chồng, thì sẽ không phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng theo pháp luật quy định. Tuy nhiên, quyền và nghĩa vụ đối với con chung vẫn được xác lập.
  • Theo đó, luật nêu rõ: Cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Vậy nên, vấn đề quyết định ai được quyền nuôi con khi không thể sống chung với nhau nữa được dựa trên nguyên tắc thỏa thuận. Hai người có thể thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con, mức cấp dưỡng, hình thức cấp dưỡng, tất cả dựa trên quyền lợi tốt nhất của con.
  • Nếu con đủ 7 tuổi trở lên thì Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con.
  • Nếu con dưới 36 tuổi thì mẹ là người trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, nếu mẹ không đủ điều kiện nuôi con thì Tòa án sẽ xem xét đưa con cho người cha trực tiếp nuôi dưỡng, hoặc người khác có đủ điều kiện nuôi dưỡng trẻ.
  • Như vậy, mặc dù nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn sẽ không phát sinh quan hệ vợ chồng, nhưng quyền và nghĩa vụ đối với con cái vẫn được pháp luật xác lập.
  • Vậy nên, khi bạn muốn giành quyền nuôi con trong trường hợp này thì hai người có thể chủ động thỏa thuận với nhau. Nếu cả hai không thể thỏa thuận, xảy ra tranh chấp thì tại Tòa, bạn phải có bằng chứng chứng minh mình có thể tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con.

Tham khảo thêm: Ai là người được quyền nuôi con khi ly hôn?

3. Con có được cấp dưỡng khi cha, mẹ không đăng ký giấy kết hôn?

  • Cấp dưỡng được hiểu là nghĩa vụ đóng góp tiền, tài sản của một người nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người chưa đủ tuổi vị thành niên, đã thành niên nhưng mất khả năng lao động, không có tài sản để nuôi bản thân, có quan hệ huyết thống với người cấp dưỡng.
  • Như đã phân tích ở trên, mặc dù cha mẹ không kết hôn với nhau nhưng phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với con chung, hình thức cấp dưỡng sẽ không khác với những cặp đôi có giấy đăng ký kết hôn. Bởi vậy, người không trực tiếp nuôi dưỡng con phải thực hiện việc cấp dưỡng cho con.
  • Tuy nhiên, trên thực tế việc xác nhận quan hệ cha, mẹ, con trong trường hợp không có giấy kết hôn rất khó khăn. Bởi nếu con muốn được cấp dưỡng phải có giấy tờ chứng minh huyết thống, phải được Tòa án công nhận họ có mối quan hệ cha, mẹ, con.

4. Con đã đủ 7 tuổi thì được phép thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con hay không?

  • Căn cứ quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 việc thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con khi có yêu cầu của cha, mẹ, người thân thích, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ, thì tòa án sẽ xem xét và có thể ra quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con.
  • Như vậy, bạn có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con, khi bạn phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
  • Thứ nhất, cha mẹ của trẻ có thể thỏa thuận với nhau về việc thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con nhằm mục đích tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho con.
  • Trong trường hợp này bạn có thể thỏa thuận lại với cha hoặc mẹ của trẻ về việc thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con.
  • Thứ hai, trong người hợp 2 bên cha, mẹ của trẻ không thể thỏa thuận được với nhau về việc thay đổi người nuôi con, thì người muốn nuôi con phải chứng minh mình có thể tạo điều kiện phát triển cho con tốt hơn người đang trực tiếp nuôi con.
  • Trong trường hợp này bạn phải chứng minh được khả năng tài chính, chỗ ở, điều kiện kinh tế, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, môi trường sống tốt hơn người đang trực tiếp nuôi dưỡng con
  • Ngoài ra, đối với trường hợp trẻ đã đủ 7 tuổi trở, Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con.

Tham khảo thêm:
Các trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định pháp luật hiện hành.
Những điều cần biết về trước và sau khi kết hôn.
Cách xác định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Thủ tục ly hôn thuận tình với người nước ngoài.

  • Bài viết trên đây, Luật Thịnh Trí đã trình bày các quy định pháp luật, liên quan đến vấn đề giành quyền nuôi con của các cặp đôi sống chung với nhau như vợ chồng, nhưng không có giấy kết hôn. Xã hội hiện nay rất phát triển, việc chúng tôi cởi mở hơn trong các mối quan hệ là lẽ đương nhiên, tuy nhiên về mặc pháp luật, nếu không đăng ký kết hôn với nhau thì chúng ta sẽ thiệt thòi rất nhiều khi không được pháp luật bảo vệ. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp được những thông tin hữu ích cho quý khách. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về vấn đề giành quyền nuôi con, phân chia tài sản khi không có giấy đăng ký kết hôn, vui lòng liên hệ chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365