Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / 5 Lỗi thường gặp khi đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, logo

5 Lỗi thường gặp khi đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, logo

04/12/2021


5 LỖI THƯỜNG GẶP KHI ĐĂNG KÝ
BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU, NHÃN HIỆU, LOGO

 

5 Lỗi thường gặp khi đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, logo
Hình 1. Luật Thịnh Trí – Tư vấn đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, logo

  Trong nền kinh tế ngày càng phát triển, cơ hội gia nhập thị trường quốc tế được mở rộng, tạo điều kiện rất lớn cho các doanh nghiệp phát triển. Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cụ thể là thương hiệu, nhãn hiệu, logo độc quyền của doanh nghiệp phải được nâng cao. Tuy nhiên, nếu không nắm chắc những kiến thức pháp luật trước khi tiến hành đăng ký bảo hộ, doanh nghiệp sẽ gặp những rắc rối và hệ lụy về sau. Trong bài viết này Luật Thịnh Trí sẽ nêu 5 sai lầm các các nhân, tổ chức thường gặp phải khi tiến hành đăng ký bảo hộ.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Không phân biệt được thương hiệu, nhãn hiệu, logo?

2. Doanh nghiệp thực hiện sai quy trình đăng ký thương hiệu

3. Thiết kế logo bị trùng, tương tự hoặc gây nhầm lẫn với thương hiệu đã được đăng ký bảo hộ

4. Doanh nghiệp không tra cứu nhãn hiệu trước khi tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu

5. Không phân biệt được tên công ty và nhãn hiệu

1. Không phân biệt được thương hiệu, nhãn hiệu, logo?

  • Trước khi tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, logo thì cá nhân/tổ chức cần phân biệt được nhãn hiệu, thương hiệu, logo.
  • Nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Cơ bản thì nhãn hiệu được xem là thương hiệu của doanh nghiệp đó, tuy nhiên chúng vẫn có sự khác biệt.
  • Nhãn hiệu và thương hiệu là hai khái niệm tương đồng nhau. Về mặt pháp lý, khái niệm “nhãn hiệu” được quốc tế và Việt Nam quy định trong luật, còn “thương hiệu” thì không. “Nhãn hiệu” mới là đối tượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và bảo hộ thông qua việc cấp văn bằng bảo hộ.
  • Thương hiệu là thuật ngữ được dùng rộng rãi trong quảng cáo, thương mại, kinh doanh được cho là tương đồng với thuật ngữ “nhãn hiệu”. Nói đến thương hiệu là nói đến quá trình xây dựng, phát triển doanh nghiệp. Tóm lại, “Nhãn hiệu” được sử dụng trong pháp lý, còn trong thương hiệu được sử dụng trong quảng cáo, thương mại, quản trị doanh nghiệp.
  • Logo được trình bày dưới dạng ký hiệu hoặc biểu tượng của một nhãn hiệu. Một logo thường sẽ là biểu tượng, hình ảnh, chữ cái, ký tự, ký hiệu được lồng ghép với nhau, thiết kế một cách riêng biệt, độc đáo. Đa số các doanh nghiệp hiện nay đều có một logo riêng gắn liền với sản phẩm, dịch vụ của họ.
  • Doanh nghiệp tiến hành đăng ký độc quyền thương hiệu, nhãn hiệu, logo thì cần đáp ứng yêu cầu của Luật Sở hữu Trí tuệ để nhãn hiệu, thương hiệu được bảo hộ:
    • Nhãn hiệu của doanh nghiệp phải có dấu hiệu nhận biết và phân biệt riêng.
    • Logo thương hiệu mà doanh nghiệp thiết kế không trùng hoặc tương tự với các thương hiệu nổi tiếng và các thương hiệu đã được nhà nước bảo hộ độc quyền.

Tham khảo thêm: Nên đăng ký bảo hộ logo dưới dạng nhãn hiệu hay bản quyền?

2. Doanh nghiệp thực hiện sai quy trình đăng ký thương hiệu

Doanh nghiệp thực hiện sai quy trình đăng ký thương hiệu
Doanh nghiệp thực hiện sai quy trình đăng ký thương hiệu.

  • Trước khi tung sản phẩm ra thị trường hoặc thành lập doanh nghiệp, thì các nhà đầu tư thường sẽ chú trọng các khâu như đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký ngành nghề kinh doanh, kiểm nghiệm sản phẩm, dịch vụ, làm mã số mã vạch, chạy quảng cáo thu hút khách hàng tiềm năng. Khi doanh nghiệp đã có “chỗ đứng” trên thị trường, tên thương hiệu, logo của doanh nghiệp đã được nhiều người tiêu dùng biết đến, lúc đó doanh nghiệp mới tiến hàng đăng ký bảo hộ thương hiệu.
  • Tuy nhiên, lúc này thương hiệu của doanh nghiệp đã có người đăng ký trước, vậy khi doanh nghiệp đăng ký thương hiệu đó sẽ bị cơ quan có thẩm quyền từ chối cấp văn bằng. Mặt khác, chính doanh nghiệp lại trở thành người lấy cắp thương hiệu của người khác và sẽ bị vi phạm bản quyền Sở hữu trí tuệ nếu doanh nghiệp vẫn dùng nhãn hiệu, logo đó cho sản phẩm, dịch vụ của mình.
  • Vậy nên hậu quả của vấn đề này rất nghiệm trọng đến uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường, đăng ký muộn ảnh hưởng đến việc kinh doanh, doanh thu, vốn mà doanh nghiệp đã nhọc công xây dựng bấy lâu. Không ít doanh nghiệp tiến hành mua lại thương hiệu của người đã đăng ký trước với số tiền rất lớn, hoặc nếu đối phương không muốn bán nhưng lại muốn doanh nghiệp thuê thương hiệu, thì mỗi tháng, mỗi năm doanh nghiệp phải trích từ doanh thu để tiến hành nộp tiền thuê thương hiệu đó. “Chậm chân” là thiệt, nên doanh nghiệp phải lưu ý vấn đề này.

3. Thiết kế logo bị trùng, tương tự hoặc gây nhầm lẫn với thương hiệu đã được đăng ký bảo hộ

  • Khi thiết kế logo thương hiệu doanh nghiệp phải tránh các trường hợp bị trùng, hoặc gây nhầm lẫn với các thương hiệu nổi tiếng hoặc đã đăng ký độc quyền tại Cục sở hữu trí tuệ. Nếu logo của doanh nghiệp mắc những sai lầm trên thì hồ sơ sẽ bị từ chối ngay khi thẩm định nội dung đơn.
  • Ví dụ: Doanh nghiệp bán giày thiết kế chữ “V” nhưng lại tương tự với V kéo dài trong logo của giày Vans.

Tham khảo thêm: Quy định về khả năng phân biệt của nhãn hiệu

4. Doanh nghiệp không tra cứu nhãn hiệu trước khi tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu

  • Trước khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, các cá nhân, tổ chức phải tiến hành tra cứu nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ trước đó, để tránh trường hợp sau khi đăng ký mới phát hiện ra nhãn hiệu của doanh nghiệp mình bị trùng lặp hoặc tương tự với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác đã đăng ký trước đó. Đối với trường hợp này thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ từ chối cấp văn bằng cho doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp đã mất một khoản chi phí và thời gian khá lớn cho việc xây dựng thương hiệu nhưng lại không thể sử dụng nó một cách hợp pháp.

5. Không phân biệt được tên công ty và nhãn hiệu

  • Một công ty có thể sở hữu nhiều nhãn hiệu khác nhau. Ví dụ như Tập đoàn Vingroup có những thương hiệu như: Vincom, Vinhomes, Vincity – Bất động sản; Vinpearl – Dịch vụ, vui chơi, giải trí; Vinmart – Bán lẻ; VinFast – Công nghiệp nặng; Vinmec – Y tế; Vinschool – Giáo dục; VinEco – Nông nghiệp.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư (tỉnh/thành phố) trong đó tên công ty không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với các công ty đã đăng ký thì mới được cấp giấy chứng nhận. Còn đối với nhãn hiệu đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo luật Sở hữu trí tuệ thì Cục sở hữu trí tuệ mới tiến hành cấp Văn bằng nhãn hiệu cá nhân/tổ chức. Đây là hai cơ quan nhà nước khác nhau, có thẩm quyền cấp giấy tờ pháp lý trên hai lĩnh vực khác nhau. Vậy nên tên công ty và nhãn hiệu là 2 hai niệm khác nhau, các cá nhân/tổ chức nên lưu ý vấn đề này.

Tham khảo thêm các bài viết:
Đăng ký logo độc quyền nhanh nhất năm 2022.
Bảo hộ nhãn hiệu và ý nghĩa của việc bảo hộ nhãn hiệu.

Đăng ký bản quyền thương hiệu năm 2022 như thế nào?
Nhãn hiệu là gì? Có bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu?

  • Vậy nên trước khi tiến hàng đăng ký nhãn hiệu, logo độc quyền, các cá nhân/tổ chức nên tìm hiểu và nắm kĩ các lỗi trên để tránh gặp phải trong quá trình đăng ký bảo hộ. Đồng thời, doanh nghiệp làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu càng sớm càng tốt để giành quyền ưu tiên bảo hộ trước. Trong trường hợp doanh nghiệp không có thời gian làm hồ sơ thủ tục, cùng như không có kinh nghiệm trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, logo độc quyền thì có thể tham khảo dịch vụ tư vấn và đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, logo độc quyền tại Luật Thịnh Trí. Chúng tôi sẽ nhận sự ủy quyền của khách hàng để tiến hành tất cả các thủ tục bảo hộ độc quyền. Nếu có thắc mắc về dịch vụ trên, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365