Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / 4 Vấn đề cha mẹ phải thực hiện ngay cho con mới sinh

4 Vấn đề cha mẹ phải thực hiện ngay cho con mới sinh

15/03/2022


4 VẤN ĐỀ CHA MẸ

PHẢI THỰC HIỆN NGAY CHO CON MỚI SINH

 Tư vấn các vấn đề pháp lý cho cha mẹ có con mới sinh

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn các vấn đề pháp lý cho cha mẹ có con mới sinh

  Khi con chào đời, ngoài việc phải nuôi dưỡng, chăm sóc con, cha mẹ phải thực hiện ngay các giấy tờ, thủ tục pháp lý cho trẻ, để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho trẻ sau này. Bài viết này Luật Thịnh Trí sẽ trình bày 4 thủ tục quan trọng cha mẹ phải làm ngay khi con chào đời.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Đăng ký giấy khai sinh cho con.

2. Đăng ký bảo hiểm y tế.

3. Nhập tên con vào hộ khẩu gia đình.

4. Giấy chứng nhận tiêm chủng cho trẻ.

1. Đăng ký giấy khai sinh cho con

  • Giấy khai sinh được xem là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân, bao gồm những thông tin cơ bản của một người. Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:

“Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.”

  • Ngoài ra, căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định, trong vòng 60 ngày, cha mẹ hoặc ông bà hoặc người thân khác (nếu như cha mẹ không thể đến nơi đăng ký khai sinh cho con) có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh cho con.
  • Trẻ sau khi được sinh ra sẽ được hưởng các quyền lợi bảo hiểm y tế theo quy định tại Luật Bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, nếu cơ quan bảo hiểm chưa cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ do cha mẹ hoặc người thân chưa làm giấy khai sinh thì tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ghi mã thẻ bảo hiểm y tế tạm thời (căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 30/2020/TT-BYT).
  • Có thể thấy, nếu khi sinh ra đời mà trẻ chưa được cha mẹ hoặc người thân làm giấy khai sinh thì dù trẻ vẫn được hưởng chế độ bảo hiểm y tế, tuy nhiên những thủ tục đó sẽ trở lên phức tạp hơn so với trường hợp đã được đăng ký giấy khai sinh. Bởi, khi trẻ đã được làm giấy khai sinh, đồng nghĩa với việc trẻ đã có thể thực hiện thủ tục làm bảo hiểm y tế.
  • Như vậy, ngay sau khi trẻ đã chào đời, việc đầu tiên của cha mẹ hoặc người thân phải làm là đăng ký giấy khai sinh cho trẻ. Thủ tục đăng ký giấy khai sinh sẽ được thực hiện theo các bước sau:
  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
  • Cha mẹ cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
  • Tờ khai đăng ký khai sinh cho con.
  • Bản chính giấy chứng sinh. Nếu không có bản chính giấy chứng sinh thì cha mẹ cần nộp giấy tờ về việc sinh có người khác làm chứng và xác nhận hoặc giấy cam đoan về việc sinh con.
  • Giấy uỷ quyền (nếu cha mẹ không thể trực tiếp đi đăng ký giấy khai sinh cho con).
  • Bước 2: Nộp hồ sơ
  • Cha mẹ tiến hành nộp hồ sơ trên tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ. Nếu vấn đề khai sinh có yếu tố nước ngoài thì nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện.
  • Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy khai sinh
  • Ngay sau khi đã nhận được đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ, nếu không sai sót trong thông tin khai sinh thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ cấp giấy khai sinh cho trẻ.
  • Lưu ý: Trong giấy khai sinh của con sẽ có số định danh cá nhân.

Tham khảo thêm: Những vấn đề cần biết về Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

2. Đăng ký bảo hiểm y tế

 Tư vấn quy trình đăng ký giấy khai sinh, đăng ký bảo hiểm y tế cho trẻ

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn quy trình đăng ký giấy khai sinh, đăng ký bảo hiểm y tế cho trẻ

  • Căn cứ khoản 2 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định, khi đi khám, chữa bệnh cho trẻ em dưới 06 tuổi chỉ cần xuất trình thẻ bảo hiểm y tế. Nếu trẻ chưa có thẻ bảo hiểm y tế thì sẽ được cấp mã thẻ bảo hiểm y tế tạm thời.
  • Qua đó nhận thấy, mặc dù quyền lợi bảo hiểm y tế của trẻ không thay đổi, những việc phải tiến hành cấp mã thẻ bảo hiểm y tế tạm thời cũng là một trong các bước, khiến thủ tục thanh toán bảo hiểm y tế của trẻ trở nên kéo dài hơn.
  • Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT, khi cha mẹ đi làm giấy khai sinh thì trẻ sẽ được liên thông cấp thẻ bảo hiểm y tế. Thủ tục được thực hiện cụ thể như sau:
  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
  • Tờ khai đăng ký khai sinh cho trẻ.
  • Giấy chứng sinh.
  • Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
  • Cha mẹ nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa của Ủy ban nhân dân cấp xã.
  • Bước 3: Nhận kết quả
  • Giấy khai sinh của trẻ sẽ được cấp ngay trong ngày hoặc có thể cấp vào ngày hôm sau. Riêng thẻ bảo hiểm y tế của trẻ sẽ được cấp không quá 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm y tế.

3. Nhập tên con vào hộ khẩu gia đình

  • Khi cha mẹ muốn đăng ký thường trú cho con thì cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo khoản 2 Điều 21 Luật Cư trú, bao gồm:
  • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú.
  • Giấy tờ để chứng minh quan hệ nhân thân như: Giấy khai sinh, giấy chứng sinh,...
  • Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên, cha mẹ nộp tại Công an cấp xã nơi cha mẹ cư trú. Tuy nhiên phải lưu ý, hiện nay đối với trẻ mới sinh để thuận tiền cho vấn đề cập nhật thông tin của trẻ thì theo Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT, trẻ có thể liên thông thực hiện hiện các thủ tục giấy khai sinh, thẻ bảo hiểm y tế và nhập hộ khẩu.
  • Ngoài các giấy tờ kể trên, cha mẹ cần phải nộp thêm thêm Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu và sổ hộ khẩu của gia đình.
  • Đến ngày hẹn trả kết quả, cha mẹ sẽ được nhận cả giấy khai sinh của con và sổ hộ khẩu mới đã được điền đầy đủ thông tin của trẻ.

4. Giấy chứng nhận tiêm chủng cho trẻ

  • Căn cứ theo Điều 26 Nghị định 104/2016/NĐ-CP, cha mẹ của trẻ phải có trách nhiệm đi đăng ký tiêm chủng cho trẻ sau khi trẻ được sinh hoặc khi trẻ đi tiêm lần đầu. Đồng thời, tại khoản 6 của điều này quy định, cha mẹ phải có trách nhiệm như sau:
  • “Lưu giữ, bảo quản sổ theo dõi tiêm chủng cá nhân. Cung cấp thông tin về việc tiêm chủng của trẻ cho cơ sở giáo dục quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 23 Nghị định này khi có yêu cầu.”
  • Như vậy, nếu khi trẻ đi học, trường sẽ yêu cầu cha mẹ phải cung cấp sổ theo dõi tiêm chủng của trẻ. Vậy nên, khi đưa trẻ đi tiêm chủng thì cha mẹ phải giữ lại sổ theo dõi tiêm chủng của trẻ.

Tham khảo thêm:
Khi nào người cha được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi?
Các trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định pháp luật hiện hành.
Những điều cần biết về trước và sau khi kết hôn.
Cách xác định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

  • Bài viết trên, Luật Thịnh Trí đã nêu 4 vấn đề cha mẹ cần phải làm ngay khi con vừa sinh ra. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích đến quý khách hàng.
  • Khuyến cáo, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, nếu quý khách có vướng mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

“Đúng cam kết, trọn niềm tin”

Hotline: 1800 6365